Quản Lý Nhân Sự Là Gì? Công Việc Của Người Quản Lý Nhân Sự

0
920
Quản Lý Nhân Sự Là Gì? Công Việc Của Người Quản Lý Nhân Sự

Quản lý nhân sự là vị trí có vai trò đặc biệt quan trong mỗi trong công ty, doanh nghiệp. Quản lý nhân sự là gì? Công việc của người quản lý nhân sự sẽ gồm những gì? Và những tố chất, kỹ năng nào cần có để trở thành một người quản lý nhân sự giỏi. Qua bài viết, FnB Marketing sẽ làm rõ tất cả những vấn đề này.

Quản lý nhân sự là gì?

Quản lý nhân sự trong chuyên ngành được gọi là HRM (Human Resource Management). Vị trí công việc này có vai trò và chức năng tổ chức, quản lý con người tại môi trường công ty, doanh nghiệp, tổ chức, luôn phải đảm bảo nguồn nhân lực đủ về số lượng lẫn chất lượng.

quản lý nhân sự bao gồm những gì
quản lý nhân sự bao gồm những gì

Cụ thể, bám sát vào kế hoạch phát triển và mục tiêu của từng công ty, doanh nghiệp ở từng giai đoạn, người quản lý nhân sự sẽ có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động tuyển dụng, quản lý, giám sát, đào tạo nhân sự phục vụ cho các hoạt động. Xây dựng nên đội ngũ nhân viên tận tâm cống hiến, có kỹ năng làm việc và tinh thần đoàn kết nội bộ, gắn bó lâu dài với sự phát triển của đơn vị. Từ đó sẽ gián tiếp giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả, gia tăng năng suất làm việc và thúc đẩy sự phát triển chung của toàn công ty.

Quản lý nhân sự là gì?
Quản lý nhân sự là gì?

>> Xem thêm: Top 10 Phần Mềm HRM Quản Lý Nhân Sự Tốt Nhất Hiện Nay

Các công việc chính của Quản lý nhân sự.

Công việc chính của một người quản lý nhân sự sẽ có trách nhiệm quản lý nguồn nhân lực, tuyển dụng nhân sự và đào tạo, lập kế hoạch dự phòng nhân sự để tránh sự thiếu hụt. Đảm bảo quyền lợi và phúc lợi đầy đủ cho người lao động,…

Quản lý hiệu suất làm việc, đảm bảo công việc.

Quản lý nhân sự sẽ là người đảm nhận việc quản lý tất cả các hoạt động làm việc của đội ngũ lao động hiện tại trong doanh nghiệp. Phải nắm bắt được quy trình làm việc cũng như đánh giá được khả năng hoàn thành công việc của nhân sự. Từ đó sẽ điều phối và thúc đẩy nhân sự làm việc khoa học hơn, có hiệu quả hơn để đạt được mục tiêu chung tốt nhất.

Quy trình quản lý hiệu suất làm việc sẽ đánh giá từ việc lập kế hoạch, giám sát, đo lường hiệu suất làm việc, từ đó có những khen thưởng, công nhận về sự đóng góp của nhân viên. Việc đánh giá kịp thời sẽ thúc đẩy, phát huy tối đa tiềm năng của nhân viên. Đồng thời cũng sẽ giúp nhận ra những thiếu sót còn tồn động của nhân viên và các phòng ban, từ đó đưa ra giải pháp để cải tiến hiệu quả.

Quản lý hiệu suất làm việc.
Quản lý hiệu suất làm việc.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Nhân viên chính là tài sản lớn nhất của công ty, đóng góp vào sự thành công của mỗi tổ chức. Do đó, người quản lý nhân sự cần biết cách đánh giá năng lực nhân viên, lên kế hoạch tổ chức các buổi training, đào tạo nghiệp vụ hay các khóa đào tạo bên ngoài để nâng cao thêm kiến thức, kỹ năng chuyên môn, các kỹ năng mềm,… để nâng cao chất lượng nguồn lực, trình độ, từ đó cải thiện tốt hiệu quả công việc.

Cần lên kế hoạch cụ thể về thời gian, địa điểm, đối tượng tham gia và ngân sách chi trả.

Đào tạo và phát triển nguồn lực.
Đào tạo và phát triển nguồn lực.

>> Xem thêm: Top Phần Mềm KPI Quản Lý Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Lập kế hoạch dự phòng nhân lực.

Công việc chính của quản lý nhân sự trong mỗi doanh nghiệp là cần biết lập kế hoạch dự phòng nhân sự, đảm bảo luôn cung ứng đầy đủ, ổn định nhân sự trong mọi hoàn cảnh để đảm bảo hiệu quả công việc chung. Tránh gây xáo trộn, thiếu hụt nhân sự khi có nhân viên nghỉ việc đột xuất. Đặc biệt là các phương án dự phòng thay thế nhân sự vị trí quản lý, trưởng phòng, lãnh đạo để các kế hoạch công ty không bị gián đoạn.

Lập kế hoạch dự phòng nhân sự.
Lập kế hoạch dự phòng nhân sự.

Xây dựng chế độ, quyền lợi và phúc lợi cho nhân sự.

Một quản lý nhân sự tốt phải biết cách đảm bảo các chế độ, quyền lợi và các chính sách phúc lợi cho nhân viên một cách công bằng nhất để tạo động lực thúc đẩy sự cống hiến trong công việc phục vụ cho mục tiêu phát triển chung.

Thông qua quá trình đánh giá hiệu suất làm việc, quản lý nhân sự cần cân đối mức lương, thưởng cân xứng với những sự đóng góp của nhân viên.

Xây dựng chế độ cho nhân viên.
Xây dựng chế độ cho nhân viên.

Quản lý thông tin nguồn nhân lực.

Quản lý nhân sự sẽ phải nắm được thông tin của tất cả các nhân viên trong công ty, đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu của mỗi người. Việc này sẽ giúp ích cho việc sắp xếp, điều phối, cũng như đưa ra những chiến lược phù với với sự phát triển của công ty trong từng giai đoạn.

Quản lý thông tin nguồn lực.
Quản lý thông tin nguồn lực.

Tuyển dụng và lựa chọn ứng viên phù hợp.

Một trong những công việc chính của quản lý nhân sự chính là chịu trách nhiệm tuyển dụng lao động cho công ty, doanh nghiệp. Phải biết lên kế hoạch để thu hút nhân sự đáp ứng yêu cầu công việc của doanh nghiệp, gia tăng hiệu quả công việc và tối ưu chi phí tuyển dụng tốt nhất có thể.

Tuyển dụng nhân sự.
Tuyển dụng nhân sự.

Mức lương của Quản lý nhân sự.

Quản lý nhân sự hiện là vị trí được nhiều bạn trẻ quan tâm, có mức lương cực kỳ hấp dẫn, sẽ giao động trong khoảng từ 10 đến 30 triệu đồng/tháng. Thậm chí, ở những doanh nghiệp lớn, mức lương này còn có thể tăng lên hơn 30 triệu đồng/tháng phụ thuộc vào năng lực của người quản lý.

Bạn cần gì để trở thành quản lý nhân sự?

Trở thành nhà quản lý nhân sự hiện là mục tiêu nghề nghiệp được rất nhiều bạn trẻ hướng đến. Vậy kỹ năng và kiến thức để trở thành quản lý nhân sự là gì?

Kỹ năng chuyên môn.

Để làm tốt bất kỳ ở vị trí công việc nào cũng cần đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên môn cao phục vụ cho công việc. Người quản lý nhân sự phải có kiến thức về:

  • Xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyển dụng nguồn nhân lực cho tổ chức.
  • Định hướng tổ chức đào tạo và phát triển nhân lực ngắn hạn và dài hạn.
  • Xây dựng và triển khai chiến lược quản lý nhân sự một cách hiệu quả.
  • Xây dựng hệ thống quản lý nhân sự, nâng cao hiệu suất làm việc tốt nhất.
  • Lương, thưởng và các chế độ phúc lợi đầy đủ, rõ ràng, công bằng cho nhân viên công ty.
Kỹ năng chuyên môn.
Kỹ năng chuyên môn.

Kỹ năng làm việc.

Các kỹ năng công việc cần có ở một người quản lý nhân sự:

  • Tính toán lương, thưởng cho người lao động.
  • Nắm rõ các chính sách phúc lợi, luật lao động.
  • Biết cách tổ chức và vận hành bộ máy nhân sự của công ty.
  • Kỹ năng đánh giá, phân tích, tổ chức tốt.
Kỹ năng làm việc.
Kỹ năng làm việc.

Kỹ năng giao tiếp.

Quản lý nhân sự sẽ là người làm việc trực tiếp với con người. Do đó, kỹ năng giao tiếp là rất thiết yếu, ngoài ra cũng cần có kỹ năng làm việc nhóm. Biết cách ứng xử khéo léo, giao tiếp tốt trong mọi tình huống sẽ giúp bạn có đủ tố chất để trở thành một nhà quản lý nhân sự giỏi.

Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng thuyết phục.

Một kỹ năng khác rất cần thiết ở nhà quản lý nhân sự chính là khả năng thuyết phục, giải quyết các vấn đề liên quan đến con người trong quá trình vận hành tổ chức bộ máy tổ chức.

Trang bị kỹ năng thuyết phục tốt sẽ giúp cho nhà quản lý có thể tuyển dụng và giữ chân được những nhân sự giỏi, xây dựng và duy trì tốt văn hóa của doanh nghiệp và nâng cao hiệu suất của công việc.

Kỹ năng thuyết phục.
Kỹ năng thuyết phục.

>> Xem thêm: Top 13 Phần Mềm Tính Lương Hiệu Quả Sử Dụng Cho Doanh Nghiệp

Nếu muốn trở thành một nhà quản lý nhân sự tốt, việc trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và kỹ năng phục vụ cho công việc là rất cần thiết. Hy vọng với những chia sẻ trên của FnB Marketing đã giúp bạn hiểu được quản lý nhân sự là gì? Các công việc và kỹ năng của người quản lý nhân sự ra sao để hiểu hơn về công việc này và có hướng đi phát triển cho bản thân.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here