Trong kinh doanh để có thể tồn tại và phát triển lâu đòi hỏi cần phải có chiến lược kinh doanh hiệu quả. Việc doanh nghiệp nỗ lực tìm ra chiến lược củng như tìm ra kim chỉ nam trong lĩnh vực kinh doanh. Vậy để hiểu rõ hơn về chiến lược kinh doanh cũng như chiến lược như thế nào là hiệu quả? Hãy cùng FnB marketing khám phá trong bài viết dưới đây.
Contents
- 1 Khái niệm chiến lược kinh doanh là gì?
- 2 Những chiến lược kinh doanh cơ bản.
- 2.1 Chiến lược cạnh tranh để khác biệt trong kinh doanh.
- 2.2 Chiến lược cạnh tranh vì lợi nhuận trong kinh doanh.
- 2.3 Hiểu rõ thị trường trước khi thực hiện xây dựng chiến lược.
- 2.4 Xác định đối tượng khách hàng.
- 2.5 Hãy học cách nói không.
- 2.6 Không ngại thay đổi để phù hợp.
- 2.7 Tư duy hệ thống – tư duy logic.
- 3 Đặc điểm của chiến lược kinh doanh.
- 4 Vai trò của chiến lược kinh doanh.
- 5 Các chiến lược tăng trưởng doanh nghiệp trong kinh doanh.
- 6 Cách xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
- 7 Ba loại hình xây dựng chiến lược kinh doanh.
- 8 Các yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh.
- 9 6 lưu ý để lên chiến lược kinh doanh thành công.
- 10 Các câu hỏi thường gặp về chiến lược.
Khái niệm chiến lược kinh doanh là gì?
Chiến lược kinh doanh (Business Strategy) là phương pháp, cách thức hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế và phát triển thương hiệu. Chiến lược kinh doanh là một khái niệm của khoa học chiến lược, vì vậy các tổ chức kinh doanh thực thi để đạt được các mục tiêu dài hạn cho việc kinh doanh.
Chiến lược kinh doanh là nội dung bao quát cho kế hoạch phát triển theo trình tự, các chuỗi theo một thời gian dài. Nó xoay quanh các vấn đề như phát triển sự nghiệp kinh doanh và các vấn đề nội bộ như nhân sự, tài chính, công nghệ.
Người ta sẽ hay lầm tưởng từ chiến lược và chiến thuật là một, nhưng không nó là hai khái niệm khác nhau. Hiểu đơn giản, chiến lược sẽ bao gồm chiến thuật vì chiến lược sẽ ở mức độ cao hơn và sở hữu những tính chất bao quát hơn chiến thuật kinh doanh.
Chiến lược kinh doanh hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp phát triển về mọi mặt và tăng tính cạnh tranh với đối thủ ngang tầm. Một chiến lược kinh doanh để phát triển mạnh sẽ phải bao gồm các mục tiêu, khác biệt với đối thủ để mang về doanh thu.
>> Xem thêm: Brand marketing là gì? Cách xây dựng chiến lược Brand marketing
Những chiến lược kinh doanh cơ bản.
Tùy theo lựa chọn của doanh nghiệp sẽ có các chiến lược khác nhau. Nhưng phải đúng đắn để không mất thời gian, dưới đây là 7 chiến lược quan trọng bạn có thể tham khảo để lựa chọn cho phù hợp với doanh nghiệp.
Chiến lược cạnh tranh để khác biệt trong kinh doanh.
Trong quyển “khác biệt hay là chết” của tác giả Jack Trout đã có nói “Trong một nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt, bạn phải tìm mọi cách để mình trở nên khác biệt, hoặc cung cấp sản phẩm với giá thấp cực sốc. Còn không, chắc chắn thương hiệu của bạn sẽ chết”.
Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay không biết được điểm mạnh của mình nằm ở đâu và không biết làm thế nào để trở nên khác biệt. Còn một số khác cố gắng khác trong dịch vụ, công dụng sản phẩm hay “ăn theo” đối thủ rồi biến tấu chút ít để thành của mình, nhưng những điều điều đó là chưa đủ để trở nên nổi bật.
Ở đây, bạn không nên đưa ra mục tiêu là đánh bại đối thủ mạnh nhất, vì nó không khả thi. Bạn nên nhìn nhận lại về doanh nghiệp bạn, bạn mạnh nhất ở khía cạnh nào? Điểm độc nhất chỉ có ở thương hiệu của bạn? Điều quan trọng là hãy tiếp cận giá trị thật khác biệt của doanh nghiệp để thành công.
Chiến lược cạnh tranh vì lợi nhuận trong kinh doanh.
Chung quy lại, việc kinh doanh có hiệu quả hay không đều nằm trên khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận. Chính vì thế nếu các chiến lược kinh doanh để ra đều không hiệu quả hãy cân nhắc lại, để tránh phí thời gian và công sức.
Chính vì thế, bạn hãy đánh giá chính – xác tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Dành thời gian đánh giá các yếu tố nguồn lực và chuẩn bị các định hướng, chiến lược mới để giúp công ty nâng cao doanh số và thu về lợi nhuận.
>> Xem thêm: Kinh doanh dropship là gì? Ưu nhược điểm của mô hình dropship
Hiểu rõ thị trường trước khi thực hiện xây dựng chiến lược.
Mỗi một doanh nghiệp đều là một phần trong môi trường kinh tế và thị trường. Mỗi một thị trường sẽ có những đặc điểm và tính cách riêng biệt. Việc thấu hiểu về thị trường đối thủ sẽ tạo nên tư duy chiến lược giúp bạn tồn tại và mang đến lợi nhuận cao mà bạn mong muốn.
Xác định đối tượng khách hàng.
Xác định tệp khách hàng luôn là vấn đề quan trọng và nó thường xếp sau ý tưởng kinh doanh. Vì hầu như không có sản phẩm nào có thể bán được mọi lứa tuổi cả. Do đó, bạn phải tìm ra được phân khúc khách hàng của mình, nhóm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, chọn đúng đối tượng khách hàng còn giúp bạn không mất thời gian và gặt hái được nhiều thành công.
Việc xác định đối tượng khách hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố của công ty như các mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ,… để khách hàng tiềm năng của bạn cảm thấy thỏa mãn như cầu bằng những sản phẩm và giá trị của bạn.
>> Xem thêm: Hướng Dẫn Chi Tiết Kinh Doanh Online Hiệu Quả Thời Công Nghệ Số
Hãy học cách nói không.
Khi doanh nghiệp đã hiểu rõ về thị trường, khách hàng của mình và xây dựng lên các giá trị riêng biệt của doanh nghiệp đối với thị trường thì ta cần có sự đánh giá chi tiết về các hoạt động đã triển khai từ trước.
Hoạt động đánh giá đó sẽ giúp bạn biết được đâu điểm cần đẩy mạnh và đâu là điểm mà bạn nên từ chối để tránh mất thời gian. Việc từ chối này không phải là tránh tiếp thu mà là nâng cao thương hiệu của bạn theo giá trị mà bạn mong muốn ngay từ đầu.
Không ngại thay đổi để phù hợp.
Xã hội càng phát triển, nhu cầu của người dùng càng cao, sự phát triển của công nghệ, tất cả đều này đều nói lên bạn phải thay đổi cập nhập tình hình để phát triển doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có sự nhạy bén trong việc tìm tòi và phát triển các xu hướng mới.
Một ví dụ điển hình từ việc không chịu thay đổi trong kinh doanh là Nokia. Như chúng ta đã biết trước năm 2013 Nokia luôn dẫn đầu thị trường điện thoại di động, trước khi smartphone ra đời. Do sự chủ quan, từ chối học hỏi chỉ tập chung vào cải thiện chứ không cải tiến đã làm cho hàng trả một cái giá vô cùng đắt cho sự chủ quan của mình. Chính vì thế, nếu cứ giữ mãi một màu thì bạn sẽ tự đào thải chính bạn khỏi thị trường.
Tư duy hệ thống – tư duy logic.
Tư duy hệ thống hay là tư duy logic là chiến lược kinh doanh cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng. Các nhà quản lý hay cầm quyền cần phải có tư duy này để xây dựng chiến lược. Người có tư duy này có thể phán đoán ra các trường hợp khủng hoảng và có cách khắc phục hiệu quả.
Những phán đoán của bạn không thể luôn luôn chính xác 100%. Do đó, bạn cần những số liệu thực tế để phán đoán có căn cứ, thông tin về khách hàng, về xu hướng thị trường và đối đối thủ cạnh tranh,…
>> Xem thêm: Inbound Marketing là gì?
Đặc điểm của chiến lược kinh doanh.
Như đã nói, chiến lược kinh doanh là khái niệm thuộc khoa học chiến lược. Nhưng đù như vậy trong lĩnh vực kinh doanh vẫn sở hữu những đặc điểm riêng biệt, điển hình là tính ổn định theo thời gian dài.
Chiến lược kinh doanh xác định rõ những mục tiêu phương hướng kinh doanh cần đạt tới theo mốc thời gian và quán triệt đầy đủ trong các lĩnh vực hoạt động quản trị. Tính định hướng của chiến lược đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển và mạnh mẽ hơn trong môi trường kinh doanh biến động.
Chiến lược kinh doanh được xây dựng trên các lợi thế của doanh nghiệp, đảm bảo tận dụng tối đa và kết hợp tốt với việc khai thác và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp. Nó còn phản ánh cả một quá trình từ xây dựng đến tổ chức thực hiện, đánh giá và kiểm tra, điều chỉnh chiến lược.
Trong quá trình xây dựng và hoàn thành chiến lược, mọi đánh giá và điều chỉnh đều sẽ tập chung vào nhóm quản trị viên cấp cao. Để đảm bảo tính chính xác và bảo mật thông tin cạnh tranh.
Chiến lược kinh doanh ảnh hưởng đến doanh nghiệp rất lớn. Chính vì vậy, khi lên kế hoạch bạn cần tính toán cẩn thận, cân nhắc chi tiết với cấp trên với những người có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn.
>> Xem thêm: 9 Kinh Nghiệm Kinh Doanh Mô Hình Cafe Take Away Từ A Đến Z
Vai trò của chiến lược kinh doanh.
Với những đặc điểm phía trên, càng khẳng định thêm việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh có ý nghĩa lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vậy vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp sẽ thể hiện lên những khía cạnh nào? Cùng tìm hiểu nhé.
- Giúp cho doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng nhiều cơ hội kinh doanh và có biện pháp đối phó với những nguy cơ đe dọa trên thị trường.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, tăng vị thế, đảm bảo phát triển liên tục và bền vững.
- Tạo ra các căn cứ chính xác để từ đó đưa ra các quyết định phù hợp với sự biến động của thị trường.
- Có vai trò trong định hướng hoạt động trong thời gian dài, là cơ sở vững chắc cho việc triển khai hoạt động.
Trong lịch sử đã có không ít những doanh nghiệp nhỏ nhanh chóng phát triển nhờ có được chiến lược tốt. Và cùng với đó, phần lớn những sai lầm trong đầu tư đều bắt nguồn từ chiến lược sai hoặc sai trong xác định mục tiêu.
>> Xem thêm: CMO là gì? Vai trò và trách nhiệm trong doanh nghiệp của cmo là gì?
Các chiến lược tăng trưởng doanh nghiệp trong kinh doanh.
Có ba chiến lược tăng trưởng của doanh nghiệp:
Chiến lược tăng trưởng tập trung.
Là chiến lược chủ đạo đặt tâm vào cải tiến sản phẩm hoặc thị trường hiện có của doanh nghiệp. Khi theo chiến lược này đòi hỏi doanh nghiệp phải khai thác mọi thứ về sản phẩm của doanh nghiệp và thị trường hiện có bằng cách thực hiện tốt các công việc trước đó.
Chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập.
Là chiến lược liên kết với các doanh nghiệp khác rất thích hợp khi cơ hội có sẵn phù hợp. Chiến lược này giúp doanh nghiệp củng cố vị thế cạnh tranh và phát huy khả năng nguồn lực của doanh nghiệp.
Chiến lược tăng trưởng bằng đa dạng hóa hoạt động.
Thông thường chiến dịch này sẽ được các doanh nghiệp thực hiện khi đã tạo được nguồn lực tài chính và lợi nhuận vượt qua mức vốn để duy trì lợi thế cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chiến lược này có thể thực hiện dưới nhiều hình thức và đa dạng, có thể đan xen lẫn nhau.
Ở ba chiến dịch trên được biết đến như một ma trận thị trường mà bạn có thể lựa chọn cho doanh nghiệp. Các ma trận này chỉ ra rằng một doanh nghiệp có thể phát triển trên thị trường theo cách riêng nhờ tập trung vào sản phẩm mới hoặc hiện tại và vào các khách hàng tiềm năng hay trung thành.
>> Xem thêm: Hậu Covid, xu hướng ngành f&b mới nào sẽ lên ngôi?
Cách xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Nếu chỉ đọc qua thì chiến lược kinh doanh chẳng khác gì một bảng lý thuyết. Chính vì vậy, để kinh doanh tốt bạn cần theo 4 bước sau:
Xác định mục tiêu dài hạn.
Xác định mục tiêu doanh nghiệp sau một thời gian dài được xác định trước là bước quan trọng và cần thiết để doanh nghiệp có cơ sở để phát triển và thực hiện nó. Mục tiêu có thể đặt ra bao gồm như doanh số, vị thế cạnh tranh, thị phần, quy mô,…
Mô hình S.M.A.R.T được các doanh nghiệp áp dụng cho việc đặt mục tiêu:
- S (Specific): Xác định mục tiêu rõ ràng, cụ thể.
- M (Measurable): Con số cụ thể có thể đo lường được.
- A (Attainable): Tính khả thi trong mục tiêu này.
- R (Realistic): Có phù hợp với tình hình thực tế, khả năng cạnh tranh như thế nào.
- T (Time bound): Xác định thời gian hoàn thành mục tiêu đảm bảo hợp lý.
Một mục tiêu tốt giống như việc tìm ra kim chỉ nam cho hoạt động của doanh nghiệp, rút ngắn thời gian trong quá trình thành công. Một sai lầm trong các doanh nghiệp nhỏ là bỏ qua bước này. Do đó, hãy nhớ đây là bước cần thiết cho mọi doanh nghiệp ở mọi phân khúc.
Khảo sát, phân tích thị trường.
Để có một chiến lược kinh doanh tốt, việc hiểu về thị trường, các đối thủ và vị thế của mình trên thị trường là một việc cần thiết. Mô hình SWOT là mô hình cần thiết cho việc này, bạn có thể tham khảo:
- S (Strengths): Xác định điểm mạnh của doanh nghiệp.
- W (Weaknesses): Nhận định điểm yếu doanh nghiệp so với đổi thủ.
- O (Opportunities): Các cơ hội trên thị trường mà ta có thể khai thác và thực hiện.
- T (Threats): Các mối đe dọa có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bạn (Chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ,…).
Việc phân tích theo mô hình này sẽ giúp chúng ta nhìn nhận tổng thể những điểm mạnh điểm yếu tác động đến doanh nghiệp hay những thứ chúng ta có thể khai thác và chống lại những mối đe dọa của thị trường. Còn những loại mô hình khác như PEST, BCG, nhưng SWOT là phổ biến nhất và được các trường đại học đưa vào giảng dạy.
Xây dựng chiến lược sản phẩm.
Khi đã phân tích ra được mục tiêu cũng như khảo sát, phân khúc thị trường thì doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược sản phẩm để cụ thể hóa lợi thế cạnh tranh và đạt được mục tiêu.
Chiến lược sản phẩm được xem là một phần quan trọng vì nó được xem là nền tảng của chiến lược kinh doanh. Thực hiện chiến lược sản phẩm, dịch vụ nhằm xác định được phương hướng phát triển, thiết kế sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của khách hàng và thị hiếu của thị trường.
Ngoài hạn chế được những rủi ro có thể gặp phải, chiến lược còn giúp doanh nghiệp tập trung vào những yếu tố ảnh hưởng tới sản phẩm, dịch vụ để cải thiện hiệu quả. Những yếu tố có thể là sản phẩm, giá cả, thiết kế bao bì,…
>> Xem thêm: Bùng Nổ Xu Hướng Kinh Doanh Cà Phê Cho Lợi Nhuận Gấp Đôi
Đánh giá, đo lường, và tối ưu.
Đây là bước cuối cùng trong hoạt động xây dựng chiến lược, cũng là bước để xác định mục tiêu lựa chọn chiến lược của lãnh đạo có phù hợp với mục tiêu hay không. Có thể nói đây một quá trình kiểm duyệt và bổ sung ý tưởng.
Với thời điểm phát triển hiện tại, trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều phần mềm giúp thống kê tự động các số liệu, giúp nhà quản lý có thể theo dõi và cập nhập thường xuyên. Từ đó, đưa ra những điều chỉnh phù hợp vào thời điểm cần thiết, mang lại hiệu quả cao cho chiến lược kinh doanh.
Một điều lưu ý là hãy điều chỉnh và thay đổi kế hoặc khi cần thiết, để có hiệu quả cao nhất thay vì cố chấp giữ vững kế hoạch ban đầu.
>> Xem thêm: Top 10 Phần Mềm HRM Quản Lý Nhân Sự Tốt Nhất Hiện Nay
Ba loại hình xây dựng chiến lược kinh doanh.
Có ba loại chiến dịch cơ bản mà các nhà lãnh đạo ai cũng biết đó là: chiến lược thông dụng, chiến lược doanh nghiệp và chiến lược cạnh tranh. Hãy cùng tìm hiểu xem đặc điểm của 3 loại hình này nhé.
Chiến lược kinh doanh thông dụng.
Chiến lược thông dụng là chiến dịch liên quan tới cách đạt được mục tiêu là như thế nào. Loại hình chiến lược này quan tâm nhiều đến mối quan hệ giữa mục đích và phương tiện thực hiện, giữa kết quả và nguồn tài nguyên.
Chiến lược hay chiến thuật đều liên quan đến việc đưa ra các hành động cần thiết để đạt được mục tiêu. Hầu hết, chiến lược liên quan đến cách thức triển khai và phân bổ các tài nguyên theo mong muốn.
Chiến lược doanh nghiệp và chiến lược cạnh tranh.
Chiến lược doanh nghiệp sẽ xác định doanh nghiệp đó hoạt động tại phân khúc thị trường nào và mô hình kinh doanh sẽ ra sao. Nó giải quyết các vấn đề liên quan đến tầm nhìn và chiến lược của doanh nghiệp.
Chiến lược cạnh tranh là chiến lược dùng để xác định các giá trị cốt lõi mà được sử dụng để canh tranh. Nó thể hiện lên toàn bộ khả năng, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp khi đem so sánh với đối thủ.
Theo Michael Porter – Giáo sư của trường đại học Harvard, cho biết 5 yếu tố tác động đến chiến lược cạnh tranh là: Mối đe dọa từ đối thủ mới, mối đe dọa từ sản phẩm dịch vụ thay thế, sức mạnh của nhà cung cấp, sự cạnh tranh. Và để giải quyết 5 yếu tố trên, chiến lược cạnh tranh cần sở hữu hết ba loại hình xây dựng chiến lược kinh doanh.
Các yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh.
Các yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bạn được thể hiện qua:
- Sản phẩm và dịch vụ được cung cấp.
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Phương thức Marketing và kỹ năng mềm.
- Năng lực trong sản xuất.
- Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Mục tiêu doanh số.
- Phương thức phân phối.
- Nền tảng công nghệ.
- Loại hình kinh doanh và nhu cầu thị trường.
- Mục tiêu và lợi nhuận.
- Chiến lược kinh doanh online.
>> Xem thêm: Khách hàng tiềm năng và quy trình tiếp cận khách hàng hiệu quả
Hai chuyên gia chiến lược Michael Treacy và Fred Wiersema gợi ý 3 nguyên tắc cần tuân thủ trong chiến lược kinh doanh là:
- Vận hành hoàn hảo: Vận hành dựa trên khả năng sản xuất và phân phối sản phẩm, dịch vụ. Mục tiêu là để dẫn đầu thị trường theo giá cả và sự thuận tiện.
- Sự trung thành của khách hàng: Chiến lược này tập trung vào cung cấp sản phẩm và dịch vụ thật phù hợp với phân khúc khách hàng lựa chọn mục tiêu là để xây dựng quan hệ bền vững, tạo dựng lòng trung thành của khách hàng với doanh nghiệp.
- Cung cấp sản phẩm dẫn đầu: Tập trung phát triển các sản phẩm và dịch vụ nổi bật có cải tiến. Mục tiêu là nhanh chóng thương mại hóa các ý tưởng sản phẩm của doanh nghiệp.
6 lưu ý để lên chiến lược kinh doanh thành công.
Sáu lưu ý được nghiên cứu và đã thực hiện để đảm bảo việc thành công cho doanh nghiệp.
Hiểu rõ đối đối thủ.
“Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng” là câu nói từ xa xưa và rất phù hợp trong kinh doanh. Việc tìm hiểu đối thủ để tránh được những đòn tấn công của đối thủ từ đó năng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ta.
>> Xem thêm: Mô hình chuỗi fnb và những thách thức khi kinh doanh chuỗi fnb
Chú ý đến dòng tiền hiện có.
Giám sát dòng tiền, chi phí là cách để tối ưu hóa tốt nhất để dự phòng rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Dòng tiền và lợi nhuận là khác nhau hoàn toàn, nhiều người cho rằng việc có lợi nhuận là quan trọng nhất nên quên đi việc phải kiểm soát dòng tiền từ đó dễ dàng thua lỗ. Chính vì thế, các doanh nghiệp cần hiểu được tính chất của dòng tiền và xây dựng, thực hiện kế hoạch để quản trị dòng tiền.
Áp dụng công nghệ mới.
Thời đại công nghệ phát triển mọi mặt của cuộc sống, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và tất nhiên mọi ngành công nghiệp đều bị ảnh hưởng. Các phần mềm quản lý ra mắt với nhiều tính năng mới mẻ giúp quản lý và hỗ trợ cho doanh nghiệp rất nhiều cho việc vận hành công ty.
Bắt đầu với thị trường ngách.
Thị trường ngách là phân khúc thị trường nhỏ được phát triển từ quy mô lớn của thị trường chính, mang lại cơ hội phát triển kinh doanh. Việc pháp triển qua thị trường ngách này mang lại lợi ích tiết kiệm chi phí nhờ vào việc cung cấp sản phẩm độc đáo cho nhóm khách hàng nhỏ, hiểu nhu cầu riêng biệt của nhóm khách hàng, truyền được đúng thông điệp.
Chú ý phản hồi của khách hàng.
Thu thập ý kiến của khách hàng là việc cần thiết đối với doanh nghiệp để điều chỉnh sản phẩm của mình phù hợp hơn. Vì mục đích chính của doanh nghiệp vẫn là đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nên cùng sẽ không có ý nghĩa gì nếu khách không thích hay không dùng sản phẩm của bạn. Nhưng cũng hãy có chọn lọc để bảo đảm về mặc thương hiệu, không nên thay đổi quá nhiều làm mất đi tính chất riêng của doanh nghiệp.
Thích nghi nhanh với sự thay đổi.
Thế giới luôn vận hành và thay đổi về mọi mặt, việc đào thải cái củ phát triển những cái mới là điều hiển nhiên. Các nhà lãnh đạo phải luôn chuẩn bị và dô thế sẵn sàng thay đổi nếu như hoạt động kinh doanh không phù hợp với nhu cầu thị trường nữa.
>> Xem thêm: Kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh ăn uống ai cũng phải biết
Các câu hỏi thường gặp về chiến lược.
Trả lời được những câu hỏi dưới đây để giúp cho bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của chiến lược.
Tầm nhìn và sứ mệnh của thương hiệu.
- Mình là ai?
- Mình đang làm gì?
- Tại sao mình ở đây?
- Lĩnh vực mà mình hoạt động?
- Mong muốn của mình?
Liên quan tới chiến lược thông dụng.
- Mục tiêu?
- Chiến lược hiện tại?
- Những hành động có thể giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu?
- Các phương tiện và tài nguyên có sẵn và cần sử dụng?
- Những tài nguyên bị hạn chế?
- Rủi ro nào cần chuẩn bị trước kế hoạch đối phó?
Liên quan tới chiến lược doanh nghiệp.
- Chiến lược của doanh nghiệp?
- Tính khả thi của chiến lược?
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu ở trong các môi trường khác nhau?
- Mục tiêu phát triển và lợi nhuận của doanh nghiệp?
- Thị trường muốn hướng tới?
- Muốn phát triển cụ thể trong ngành hoặc lĩnh vực cụ thể nào?
Liên quan tới chiến lược cạnh tranh.
- Chiến lược cạnh tranh hiện tại?
- Giả định tính khả thi của chiến lược?
- Tình hình chung của đối thủ đối với thị trường?
- Mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận?
- Doanh nghiệp cung cấp gì?
- Phân khúc khách hàng mục tiêu nào?
- Nền tảng công nghệ doanh nghiệp cần sử dụng?
Chiến lược kinh doanh được xem là kim chỉ nam dẫn đường trong quá trình xây dựng doanh nghiệp đi đến thành công. Chính vì thế, bạn cần xây dựng một chiến lược kinh doanh hợp lý và hiệu quả. Hy vọng, qua bài viết này sẽ giúp cho doanh nghiệp bạn có một chiến lược kinh doanh tuyệt vời và hữu ích.
Có thể bạn quan tâm:
Bật Mí 19 Cách Marketing Cho Nhà Hàng Hiệu Quả Nhất
Kế hoạch marketing cho quán trà sữa mới mở thu hút khách hàng
Bật Mí Phương Pháp Marketing Cho Quán Cà Phê Cho Lợi Nhuận Cao