Những xu hướng ngành f&b nào sẽ lên ngôi trong thời kỳ hậu Covid? Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã thay đổi đáng kể nhiều khía cạnh trong cuộc sống. Xu hướng tiêu dùng và tiếp cận các quán cà phê, nhà hàng của thực khách cũng thay đổi. Là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, ngành dịch vụ F&B đã phải có nhiều sự thay đổi từ mô hình kinh doanh, quy trình vận hành cho đến kênh bán hàng, nhân sự lao động,… để trở nên phù hợp với nhu cầu của khách hàng và tránh bị thị trường đào thải. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng thể về ngành f&b hậu đại dịch cùng với những xu hướng ngành f&b đang lên ngôi. Hãy đón xem nhé!
Contents
Ngành f&b đã chịu ảnh hưởng của đại dịch như thế nào?
“Covid” ngày càng xuất hiện nhiều biến chủng thì hầu hết các ngành kinh tế mũi nhọn ngày càng bị “hút máu” và trượt dốc kéo dài. Điển hình trong đó, các doanh nghiệp f&b đang phải từng ngày gồng mình gánh chịu tổn thất nặng nề.
Hậu đại dịch, khi thói quen của người tiêu dùng bắt đầu thay đổi, các doanh nghiệp f&b phải đối mặt với nhiều khó khăn liên quan tới mô hình hoạt động và xu hướng kinh doanh. Thực tế thì không phải doanh nghiệp f&b nào cũng có thể “chuyển mình” và thích ứng nhanh với nhu cầu của thị trường. Vừa phải giữ chân khách hàng, vừa phải thích nghi với việc thay đổi mô hình kinh doanh để đáp ứng với xu hướng và thói quen mới của người tiêu dùng, lại vừa phải đảm bảo chất lượng sản phẩm sẽ là thách thức lớn cho những doanh nghiệp này.
Tuy nhiên, Covid-19 cũng được xem như một “chất xúc tác” giúp những xu hướng ngành f&b chú trọng nhu cầu về thực phẩm sạch, dinh dưỡng, có nguồn gốc thực vật, hay thực phẩm đóng gói tiện lợi, thân thiện với môi trường,… hay sự phát triển của công nghệ số, thương mại điện tử…phát triển ngày càng mạnh mẽ.
Những xu hướng ngành f&b thời hậu Covid
Sau đợt giãn cách dài này, người tiêu dùng phải đối mặt với những biến động tâm lý và có mong muốn khởi động lại cuộc sống mới, điều này khiến các thương hiệu f&b cũng vô tình bị kéo theo. Các thương hiệu f&b đều phải làm lại từ đầu, làm quen khách hàng từ đầu và thuyết phục họ lại từ đầu. Dưới đây là 5 xu hướng ngành f&b phát triển chính sau đại dịch do nhiều doanh nghiệp đúc kết từ những kinh nghiệm sống còn trong quá trình ứng phó với Covid-19 vừa qua. Để chuẩn bị tốt hơn cho giai đoạn “chinh chiến” tiếp theo bạn nên đọc kỹ thông tin nhé.
Kinh doanh thực phẩm có lợi cho sức khỏe và thực phẩm thuần chay
Một trong những xu hướng phát triển mới của ngành f&b nổi bật gần đây là kinh doanh các sản phẩm hữu cơ, có nguồn gốc từ tự nhiên. Xu hướng này được phát triển mạnh mẽ hơn trước bởi dưới tác động của dịch Covid-19, người tiêu dùng đang ngày càng nâng cao ý thức về giữ gìn sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Theo các tin tức R&D, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm thuần chay và hữu cơ sẽ gia tăng mạnh mẽ vào giai đoạn 2019 – 2020. Xu hướng này được phát triển mạnh mẽ hơn trước bởi dưới tác động của dịch Covid-19, người tiêu dùng đang ngày càng nâng cao ý thức về giữ gìn sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Ngoài ra, số người theo đuổi chế độ ăn chay tại Mỹ đã tăng 600% trong vòng 3 năm qua, trong khi đó, con số này tại Anh là 350% (trong vòng 10 năm). Tại thị trường Trung Quốc, nhu cầu tiêu thụ thịt đã giảm 50% sau khi chính phủ nước này kêu gọi người dân chuyển sang ăn chay. Vì vậy, từ cuối 2019 – đầu 2020, nhiều thương hiệu F&B đã bắt đầu đưa vào phục vụ các sản phẩm thuần chay hay các sản phẩm với nguồn gốc từ nông trại hữu cơ. Số liệu từ GlobalData cho thấy thị trường thực phẩm thuần chay toàn thế giới ước tính đạt giá trị 5 tỷ USD vào năm 2020.
|Xem thêm: Các mô hình kinh doanh FNB phổ biến 2022
| Xem thêm: Kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh ăn uống ai cũng phải biết
Thương mại điện tử và phân phối đa kênh
Các quy định về giãn cách xã hội và hạn chế tiếp xúc nên các hoạt động kinh doanh truyền thống bị ảnh hưởng, cản trở. Nhưng đây cũng là cơ hội để các thương hiệu f&b tạo bước “chuyển mình” mới, từ kinh doanh truyền thống sang hiện đại. Việc kinh doanh qua các nền tảng đặt món là bước đi tốt nếu các thương hiệu cân đối được chi phí giá thành để sau khi trừ đi chiết khấu vẫn còn lợi nhuận.
Phân phối đa kênh sẽ giúp khách hàng dễ dàng đặt hàng ở mọi lúc, mọi nơi từ các kênh cơ bản như website, ứng dụng của quán, hay các ứng dụng giao đồ ăn phổ biến hiện nay như Baemin, Grab Food, GoFood, ShopeeFood,… Một nhà hàng, một quán café,… đều có thể có nhiều kênh phân phối khác nhau. Điều này càng làm tăng sự thuận tiện trong quá trình tương tác và khiến trải nghiệm của khách hàng trở nên phong phú hơn.
Đồng thời, việc chuyển đổi hình thức phân phối này cũng sẽ giúp giải quyết vấn đề an toàn về quy định giãn cách, cách ly, tiếp xúc… Bởi trong lúc dịch bệnh diễn ra căng thẳng, mọi người dân phải thực hiện giãn cách xã hội thì các hàng quán vẫn được phép bán mang về, nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân. Điều này cũng sẽ khiến quán của bạn vẫn có thể duy trì được doanh thu trong thời điểm kinh tế khó khăn.
Giao hàng tận nơi và trải nghiệm ẩm thực tại gia
Theo các khảo sát được tổng hợp, do giãn cách xã hội được thực thi nghiêm ngặt trong suốt mùa dịch, rất nhiều người tiêu dùng sẽ chọn ở nhà thường xuyên hơn ngay cả khi tình hình đã khả quan. Ngoài ra, dù chính sách cách ly kết thúc, các thương hiệu F&B vẫn sẽ không được phép hoạt động với công suất tối đa, do đó sẽ ngày càng có nhiều thương hiệu F&B cung cấp các trải nghiệm giao hàng tận nơi và trải nghiệm ẩm thực tại gia.
Xu hướng này trước đó đã được vận hành trong thị trường và được dự đoán sẽ ngày càng phát triển mạnh trong tương lai. Để tham gia xu hướng ngành f&b mới này, các chủ nhà hàng sẽ phải thay đổi mô hình kinh doanh cũng như cách vận hành để chuyển dịch và thích nghi với nhu cầu của khách hàng. Thay vì tập trung vào trải nghiệm ăn uống, không gian quán như trước đây, các thương hiệu F&B buộc phải mở rộng ra mảng giao thức ăn tận nơi và cung cấp những trải nghiệm ăn uống tại gia.
Xu hướng kinh doanh mô hình bán thành phẩm
Trong thời kỳ hậu covid phân khúc ở mức giá trung bình và trung bình thấp sẽ là cuộc chơi hấp dẫn và thú vị nhất dành cho những thương hiệu F&B . Bởi sản phẩm ở phân khúc này được đa số người tiêu dùng sử dụng, đồng thời sẽ được thương hiệu nâng cao chất lượng nhờ sự tiết kiệm chi phí trong vận hành hơn so với trước đây. Trong đó, xu hướng kinh doanh theo mô hình bán bán thành phẩm sẽ là một xu hướng khá tiềm năng mà các chủ đầu tư có thể phát triển.
Kinh doanh bán thành phẩm có thể hiểu là nhà hàng sẽ bán những nguyên liệu đã được sơ chế và chuẩn bị trước, sau đó khách hàng có thể tự hoàn thiện bữa ăn của mình tại nhà. Mô hình này vừa giúp tạo sự đa dạng trong hình thức kinh doanh online và cả offline. Vừa giúp khách hàng thỏa mãn nhu cầu,mong muốn của mình khi có thể thoải mái lựa chọn hình thức sử dụng sản phẩm tùy theo sở thích.
Sau một thời gian “cách ly” dài hơi tại nhà, nhiều khách hàng đã rèn luyện cho mình thói quen tự nấu nướng cũng như rõ sự khác biệt giữa các dòng sản phẩm chưa chế biến và sản phẩm bán thành phẩm để đủ khả năng trổ tài nấu ăn tại nhà. Không chỉ là những set bánh gato hay chè làm sẵn hay một cốc capuchino thơm lừng,… bất cứ món nào mà thị trường chưa cung cấp được dưới hình thức bán thành phẩm đều sẽ có cơ hội phát triển cực kỳ mạnh mẽ.
| Xem thêm: Kế hoach marketing cho quán trà sữa mới mở thu hút khách hàng
Thiết kế không gian thoáng đãng rộng rãi
Khi yếu tố vệ sinh và giãn cách an toàn là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng hậu Covid. Khi hoạt động trở lại, các chủ quán cũng cần chú ý tới việc thiết kế không gian quán của mình trở nên rộng rãi hơn, thoáng đãng, có nhiều khoảng trống và không có quá nhiều bàn ghế … Hãy đảm bảo khoảng cách tối thiểu trong việc bài trí bàn ghế để khách hàng không cảm thấy thiếu an toàn do phải tiếp xúc gần với quá nhiều người hay cảm thấy bí bách, khó chịu.
Bên cạnh đó, vệ sinh sạch sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng để tạo được thiện cảm với khách hàng. Không gian quán cũng cần phải đảm bảo được sự sạch sẽ, hợp vệ sinh. Hãy đảm bảo mọi chiếc bàn trong quán đều có một chai xịt khuẩn, gel rửa tay hoặc bố trí xung quanh quán để khách hàng dễ dàng khử khuẩn. Ngoài ra, thắp tinh dầu trong quán và bố trí thêm cây xanh để lọc không khí sẽ tạo cảm giác sạch sẽ và giúp khách hàng quán bạn thư giãn hơn đấy.
Qua những tin tức tổng hợp trong bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã có cái nhìn rõ ràng hơn về xu hướng ngành f&b sau đại dịch Covid-19. Với những biến chuyển trên, các doanh nghiệp F&B đang hoạt động tại thị trường Việt Nam nên sớm có chiến lược phát triển phù hợp để giữ được vị thế của thương hiệu trong bối cảnh đầy tính cạnh tranh hiện nay.
Tags: Cà phê hạt, cà phê nguyên chất, cà phê rang mộc, cà phê rang xay, cà phê giá sỉ, 90S Coffee