Từ lâu, thưởng thức cà phê rang xay đã trở thành thói quen của nhiều người Việt. Họ đòi hỏi khắt khe về chất lượng và dịch vụ sản phẩm ngày càng cao. Và đáp ứng nhu cầu đó, nhiều quán cà phê rang xay đã ra đời và phát triển theo nhiều hình thức khác nhau. Với những bạn còn non trẻ, chưa có kinh nghiệm thì cần nhờ đến sự tư vấn mở quán cà phê rang xay từ các chuyên gia là điều cần thiết. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết được những lời tư vấn có ích nhất giúp kinh doanh quán cà phê thành công.
Contents
Thị trường cà phê rang xay.
Mô hình kinh doanh quán cà phê rang xay đã du nhập vào cuộc sống con người từ rất lâu trước đây, khi mà thời công nghệ số còn chưa phát triển nhiều. Và với sự đột phát hiện nay, thị trường cà phê ngày càng trở nên hot và được biến đổi nhiều mô hình khác nhau. Thị trường này hướng người tiêu dùng tự do lựa chọn loại cà phê ngon để thưởng thức.
Thị trường cà phê rang xay được nhiều người đầu tư bởi giá trị kinh tế và giá trị tinh thần mà nó mang lại đến với người tiêu dùng. Họ muốn mang đến cho khách hàng những tách cà phê ngon nhất, 100% nguyên chất nhằm tạo dấu ấn đậm trong lòng họ. Chính vì vậy mà thị trường cà phê rang xay rất được lòng nhiều thực khách.
Chi phí mở quán cà phê rang xay.
2.1. Chi phí mặt bằng.
Việc lựa chọn vị trí mở quán để nhắm đến khách hàng mục tiêu là điều không hề dễ dàng. Quy mô cà phê lớn nhỏ khác nhau sẽ cần những diện tích mặt bằng khác nhau. Thường thì mặt bằng sẽ có thời hạn thuê ít nhất là 1 năm và chi phí dao động từ 50 đến 100 triệu tùy khu vực. Bạn nên cân nhắc chọn những nơi có đông dân cư, nhiều người qua lại, gần trường học, khu công nghiệp,…
2.2. Chi phí thiết kế quán.
Về phần thiết kế quán, bạn nên tham khảo qua nhiều nguồn như internet hoặc đi khảo sát trực tiếp các quán khác trên thị trường để tự lên ý tưởng phù hợp cho quán mình. Bên cạnh đó, nếu bạn là người trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm thì nên tìm đến những công ty cung cấp dịch vụ thiết kế để có bản vẽ chi tiết và hoàn chỉnh thất. Tùy thuộc vào diện tích quán mà bạn thiết kế một cách hợp lý.
2.3. Chi phí sắm sửa trang thiết bị.
Trang thiết bị là thứ không thể thiếu khi mở quán cà phê. Cần xem xét quy mô để lựa chọn những dụng cụ cần thiết với số lượng đủ dùng Những vật dụng quán cà phê cần thiết mà quán bạn không thể thiếu bao gồm:
- Dụng cụ pha chế như máy xay cà phê, các loại ly,..chi phí dao động từ 2 đến 3 triệu.
- Đồ nội thất như bàn ghế, máy lạnh, tivi,…chi phí dao động từ 30 – 50 triệu.
- Dụng cụ phục vụ như thẻ rung, máy tính tiền,…chi phí dao động từ 3 – 4 triệu.
2.4. Chi phí nguyên vật liệu.
Vật liệu pha chế là những thứ không thể thiếu để tạo ra những thức uống hấp dẫn phục vụ thực khách. Tùy vào menu quán bạn mà cần chuẩn bị những loại nguyên liệu pha chế khác nhau. Nói tóm lại, khi mở quán cà phê bạn cần chắc chắn chuẩn bị những nguyên liệu sau: cà phê, đường sữa các loại, nước ngọt, các loại trái cây,…với chi phí dao động từ 3 – 7 triệu cho một tháng
2.5. Chi phí thuê nhân viên.
Với những quán cà phê nhỏ thì số lượng khách không quá đông nên chỉ thuê 2 nhân viên và 1 nhân viên pha chế. Mỗi tháng chi phí trả cho nhân viên tầm khoảng 15 triệu đến 20 triệu. Với những quán có quy mô lớn, cần cân nhắc thuê nhiều nhân viên để phục vụ lượng lớn khách hàng một cách chu đáo nhất.
2.6. Chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh.
Giấy phép kinh doanh là giấy tờ thiết yếu bắt buộc có đối với bất kỳ loại hình kinh doanh nào không riêng cà phê. Chi phí cho những giấy tờ này rơi vào khoảng 2 triệu. Ngoài ra, bạn cũng cần phải có giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chi phí để đăng ký giấy chứng nhận sẽ rơi vào khoảng 25 triệu đồng.
Xem Thêm:
Mở Quán Cafe Cần Những Gì? Gợi Ý Dành Cho Người Mới Kinh Doanh
Bí Quyết Kinh Doanh Cà Phê Cá Koi Thành Công Là Gì?
2.7. Chi phí duy trì hoạt động.
Để đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra suôn sẻ, bạn cần thiết phải chuẩn bị nguồn chi phí duy trì hoạt động. Chi phí này dùng để nhập nguyên liệu hàng tháng, hóa đơn điện nước và chi phí cho nhân viên,..Số tiền dao động ở loại chi phí duy trì hoạt đồng này tầm khoảng 30 triệu đồng.
2.8. Chi phí phát sinh.
Khi bắt đầu thực hiện kinh doanh quán cà phê thì sẽ có rất nhiều khoản chi phí phát sinh mà bạn không ngờ tới. Thông thường là tiền sửa chữa máy móc thiết bị, chi phí giặt ủi, mực in hóa đơn, chi phí đồng phục nhân viên,…Nếu bạn không chuẩn bị sẵn nguồn vốn dự phòng cho khoản phát sinh thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi duy trì quán hoạt động hiệu quả. Vì thế hãy dự trù khoảng 20 triệu cho các khoản phát sinh.
Các mô hình kinh doanh cà phê rang xay.
3.1. Đặc điểm của mô hình cà phê rang xay.
Đặc điểm chung của mô hình cà phê rang xay chính là hướng đến sức khỏe an toàn người tiêu dùng nên các chủ đầu tư đều nhập nguồn nguyên liệu cà phê nguyên chất 100% từ các cơ sở uy tín.
Ngoài ra, mô hình này có đặc điểm nữa chính là khách hàng sẽ được chứng kiến quy trình từ hạt cà phê ban đầu cho đến khi xay ra thành phẩm ngay tại quầy. Nhờ đó mà các quán cà phê rang xay có thể tạo được thiện cảm và lòng tin khách hàng về độ an toàn sản phẩm.
3.2. Mô hình cà phê rang xay quán cóc.
Mô hình cà phê rang xay quán cóc khá phổ biến và được nhiều người bắt tay vào kinh doanh bởi chi phí đầu tư ít, diện tích nhỏ và cách bài trí đơn giản. Bạn chỉ cần thuê nơi có đông người qua lại như trường học, khu công nghiệp,…là có thể đi vào hoạt động một cách thuận lợi. Đồng thời. những tách cà phê cũng đảm bảo chất lượng và an toàn với mức giá vô cùng bình dân. Dù khách hàng là người có thu nhập thấp hay cao cũng đều dễ dàng thưởng thức.
Có nên kinh doanh quán cà phê rang xay.
Hoạt động kinh doanh là lâu dài và lúc nào cũng đầy cam go và thách thức. Không riêng gì cà phê rang xay mà bất cứ mô hình nào cũng vậy, hãy chuẩn bị cho bản thân tâm thế thật vững để đối đầu với những khó khăn. Chính vì thế, hãy lên chiến lược thật kỹ càng và phù hợp, chúng tôi tin rằng bạn sẽ thành công trong lĩnh vực này.
Cách đánh giá chất lượng hạt cà phê rang xay.
5.1. Nghệ thuật rang xay cà phê.
Mẻ rang cà phê chất lượng phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là thời gian và nhiệt độ. Mỗi hạt cà phê khác nhau sẽ có thời gian và nhiệt độ rang khác nhau. Muốn ngon thì đòi hỏi người thợ rang phải có nhiều kinh nghiệm cũng như biết kết hợp nhiều giác quan từ khứu giác, thính giác, thị giác để cho ra thành phẩm chuẩn nhất.
5.2. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cà phê rang xay.
Tiêu chuẩn đầu tiên khi đánh giá chất lượng cà phê đó chính là không chứa tạp chất. Cà phê rang xay ngon là loại cà phê có sự kết hợp hòa quyện giữa vị đắng, chua, chát và hương thơm đặc trưng của cà phê. Giúp cho bạn có những tách cà phê ngon đúng điệu, không thể cưỡng lại được.
Có cần đi học pha chế không?
Nhiều chủ đầu tư cà phê băn khoăn không biết khi mở quán thì bản thân có cần học cách pha chế không? Câu trả lời là nên bởi các lý do sau đây:
- Dễ dàng quản lý chất lượng đồ uống và lên menu thực đơn dễ dàng.
- Kiểm soát được quy trình pha chế của nhân viên, hạn chế trường hợp nhân viên làm ẩu ảnh hưởng đến chất lượng đồ uống và mất thiện cảm đối với khách hàng.
Những rủi ro khi kinh doanh quán cà phê rang xay.
Khi bắt đầu kinh doanh thì chắc chắn không tránh khỏi những khó khăn. Vấn đề không biết lên kế hoạch các khoản chi phí, không có kinh nghiệm quản lý sẽ khiến hoạt động kinh doanh trong giai đoạn đầu gặp nhiều biến cố. Nhiều khảo sát chỉ ra rằng hơn 60% quán thua lỗ nặng sau thời gian ngắn hoạt động và 10% phải đóng cửa. Nhiều rủi ro là vậy nhưng chúng ta không thể phủ nhận được cơ hội làm giàu mà hình thức kinh doanh này mang lại đúng không nào. Website chúng tôi tin chắc chỉ cần bạn chuẩn bị thật kỹ càng thì sẽ không có rủi ro nào có thể ngăn cản con đường thành công của bạn.
Hy vọng với những tư vấn mở quán cà phê rang xay qua bài viết trên thì bạn sẽ vạch ra được chiến lược kinh doanh phù hợp sắp tới cho quá của mình. Chức bạn kiên trì, nỗ lực và không ngừng cố gắng để đi đến thành công nhé.