Để đảm bảo công việc của bộ phận f&b trong các nhà hàng, khách sạn được vận hành hiệu quả và đúng quy trình đòi hỏi phải có một f&b manager giỏi. Vậy f&b manager là gì? Mô tả công việc của f&b manager ra sao? Các bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
F&b manager là gì?
Từ f&b là viết tắt của food and beverage, được biết đến là bộ phận phụ trách dịch vụ cung cấp thức ăn và đồ uống trong các nhà hàng, khách sạn,… Nhiệm vụ chính của bộ phận f&b là đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu ăn uống, tổ chức tiệc tùng, sự kiện,… của khách hàng tại nhà hàng, khách sạn.
Vị trí f&b manager là người đứng đầu bộ phận f&b. Họ chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của bộ phận f&b, bao gồm xây dựng chính sách, quy định và giám sát tất cả các hoạt động liên quan đến ẩm thực tại các nhà hàng, khách sạn, resort, trung tâm hội nghị,…
Công việc của f&b manager là gì?
Là người đóng góp chính trong việc xây dựng chính sách, quy định của chính bộ phận f&b, nhằm đáp ứng các mục tiêu của khách sạn, resort đã đề ra. Nên công việc chủ yếu của f&b manager xoay quay việc quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm cao nhất trong bộ phận F&B ở mọi mặt. Các công việc ấy có thể kể đến như:
Xây dựng quy chuẩn quản lý cho bộ phận f&b
Với tính đặc thù của ngành ẩm thực, nhiệm vụ của F&B Manager là phải đảm bảo nhà hàng, khách sạn đáp ứng tốt nhất các quy định, tiêu chuẩn của ngành. Nhiệm vụ của f&b manager là phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đồ ăn, thức uống cho nhà hàng và cho từng khu vực của khách sạn quầy bar, quầy cafe, nhà hàng,…
Và để bộ phận F&B hoạt động hiệu quả, f&b manager sẽ xây dựng chính sách và quy trình làm việc cụ thể cho bộ phận cũng như cho từng vị trí công việc trong bộ phận. Điều này giúp cho bộ phận luôn hoạt động suôn sẻ và đạt hiệu quả công việc tốt nhất.
Điều hành quản lý công việc kinh doanh của bộ phận f&b
Vị trí f&b manager có trách nhiệm xác định mục tiêu hoạt động và xây dựng kế hoạch thực hiện các mục tiêu đó cho bộ phận f&b theo tuần, tháng, quý và năm. Đảm bảo các mục tiêu và kế hoạch phù hợp với định hướng phát triển kinh doanh của nhà hàng, khách sạn.
Cùng các bộ phận khác như sale, marketing phối hợp để lên kế hoạch quảng bá và tiếp thị các dịch vụ f&b của nhà hàng, khách sạn. Đồng thời, f&b manager có trách nhiệm tổ chức việc thực hiện các kế hoạch đã được ban giám đốc phê duyệt. Họ cũng phối hợp chặt chẽ với bộ phận marketing trong các chiến dịch khuyến mãi, đảm bảo chiến dịch được hoàn thành với kết quả tốt nhất.
Các f&b manager sẽ trực tiếp đàm phán với khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại nhà hàng, khách sạn và ký hợp đồng với họ. Đồng thời, họ cũng là người chịu trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện các hợp đồng đó theo đúng các điều khoản đã ký kết.
Nếu trong quá trình hoạt động có phát sinh những sự việc phức tạp, f&b manager có nhiệm vụ xử lý sự việc theo đúng thẩm quyền được giao. Bên cạnh đó, f&b manager có trách nhiệm phối hợp với bộ phận sale chăm sóc khách hàng VIP, khách hàng thân thiết của nhà hàng, khách sạn.
Quản lý bộ phận hành chính nhân sự trong bộ phận f&b
F&B manager sẽ phối hợp với bộ phận nhân sự để xây dựng đội ngũ nhân viên có năng lực, chuyên nghiệp cho bộ phận f&b của các nhà hàng, khách sạn. Họ sẽ phối hợp với bộ phận nhân sự trong việc tuyển dụng, đào tạo, phân công công việc và đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên trong bộ phận. Đặc biệt cần có kế hoạch đào tạo liên tục để nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên f&b và cải thiện chất lượng dịch vụ f&b của nhà hàng, khách sạn.
Quản lý tài chính bộ phận f&b
F&B manager là người đại diện nhà hàng, khách sạn ký kết hợp đồng với nhà cung cấp và khách hàng theo đúng phạm vi thẩm quyền được giao. Vì vậy, f&b manager có trách nhiệm quản lý và kiểm soát hoạt động thu chi của từng khu vực cung cấp dịch vụ f&b trong nhà hàng, khách sạn. F&B manager còn phải xây dựng các kế hoạch hoạt động cụ thể để đáp ứng các mục tiêu về doanh số và lợi nhuận. Định kỳ, f&b manager cần thực hiện việc thống kê và lập báo cáo về tình hình tài chính cho ban giám đốc.
Quản lý tài sản và tài sản của bộ phận f&b
F&B manager có trách nhiệm theo dõi và quản lý việc sử dụng các tài sản, máy móc phục vụ cho công việc của bộ phận f&b. Họ cũng có trách nhiệm đề xuất việc đổi mới trang thiết bị và phối hợp với bộ phận kỹ thuật trong việc sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị trong bộ phận f&b. Có trách nhiệm theo dõi việc mua hàng hóa, quản lý tồn kho, xây dựng, theo dõi và điều chỉnh định mức sử dụng các loại hàng hóa sao cho hợp lý và đúng quy định.
|Xem thêm: Các mô hình kinh doanh FNB phổ biến 2022
| Xem thêm: Kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh ăn uống ai cũng phải biết
Tiêu chuẩn của f&b manager là gì?
Món ăn phục vụ thực khách
F&B manager phải đảm bảo rằng mọi phương pháp và công thức nấu ăn được áp dụng cho mỗi món ăn phục vụ trong nhà hàng đều đạt tiêu chuẩn quy định. Công đoạn phải được thực hiện theo kế hoạch, và việc nấu ăn phải được theo dõi về hương vị và tính nhất quán. Các đầu bếp thực hiện việc hoàn thành công việc nấu nướng tuy nhiên f&b manager phải đảm bảo rằng hương vị và tính nhất quán được làm đúng.
Môi trường vệ sinh sạch sẽ
Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ thường xuyên là tiêu chuẩn bắt buộc trong mọi dịch vụ nhà hàng, khách sạn, và f&b manager có nhiệm vụ đảm bảo rằng điều này được thực hiện đúng và đủ. Trách nhiệm của f&b manager là quản lý và kiểm tra việc lên lịch vệ sinh thường xuyên, gồm có tất cả các khu vực trực thuộc nhà hàng như gian bếp, khu vực phục vụ, khu trưng bày, nhà vệ sinh,… Và đảm bảo mọi quá trình dọn dẹp được thực hiện đúng và đủ theo quy trình hàng ngày. Ngoài ra, đảm bảo sự sạch sẽ của toàn bộ các thiết bị, công cụ và bề mặt xây dựng vật chất cũng là trách nhiệm quản lý của một f&b manager.
Nắm rõ về luật pháp
Tuân thủ pháp luật là tôn chỉ để công việc kinh doanh của bạn diễn ra suôn sẻ và tạo được niềm tin với khách hàng. Hiện tại, có rất nhiều luật và quy định liên quan đến dịch vụ ăn uống mà f&b manager có trách nhiệm phải nắm rõ để tránh những điều đó ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của nhà hàng, khách sạn.
Các luật về an toàn thực phẩm, điều kiện để được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là kiến thức tối thiểu mà mọi f&b manager đều phải nắm. Bên cạnh đó, nếu nhà hàng, khách sạn của bạn kinh doanh có phục vụ cocktail, nước uống có cồn thì luật về rượu và đồ uống cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của nhà hàng. Ngoài các luật liên quan đến quản lý nhà hàng thì các f&b manager còn phải nắm rõ về luật và các quy định về sức khỏe và an toàn người lao động trong quá trình làm việc. Đảm bảo mỗi nhân viên của mình đều đang tuân thủ đúng luật cũng là nhiệm vụ của các f&b manager.
Training nhân sự f&b
F&B manager có trách nhiệm huấn luyện tất cả nhân viên trong việc chuẩn bị thực phẩm, an toàn thực phẩm, vệ sinh, các quy trình vệ sinh hợp lý, kỹ năng pha chế, phục vụ đúng cách và mọi khía cạnh khác của dịch vụ ăn uống. Mọi f&b manager có trách nhiệm làm cho mọi nhân viên nhận thức được các luật, quy định và thủ tục an toàn về thực phẩm, và đảm bảo rằng họ đang theo dõi họ mỗi ngày.
Yêu cầu trình độ kỹ năng
Yêu cầu trình độ kỹ năng của vị trí f&b manager là gì? Vị trí f&b manager đảm đương nhiều nhiệm vụ tương đối nặng nề. Vì họ có trách nhiệm đảm bảo doanh nghiệp đạt được doanh số mục tiêu đã đặt ra. Họ phải nắm bắt thị hiếu của khách hàng để có phương án cung cấp dịch vụ phù hợp nhất. Họ cũng có trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo, đảm bảo chất lượng nguồn nhân sự và phối hợp hoạt động với các bộ phận khác trong nhà hàng, khách sạn. Vì những nhiệm vụ trên mà yêu cầu trình độ kỹ năng của một f&b manager cũng rất cao và nhiều tiêu chí như:
- Trình độ Ngoại ngữ & Tin học: Tiếng Anh giao tiếp tốt, biết thêm ngoại ngữ khác là một lợi thế và vi tính văn phòng.
- Kinh nghiệm: Ít nhất 02-03 năm cùng vị trí tương đương
- Kỹ năng giao tiếp hiệu quả
- Kỹ năng quản lý, lập kế hoạch, phân tích và xử lý vấn đề tốt.
- Có khả năng tổ chức và triển khai thực hiện công việc.
- Trung thực, nhiệt tình, nhanh nhẹn và có trách nhiệm cao trong công việc.
- Có khả năng chịu áp lực cao trong công việc
| Xem thêm: Kế hoach marketing cho quán trà sữa mới mở thu hút khách hàng
Có thể thấy rằng vai trò của f&b manager tại doanh nghiệp rất quan trọng. Họ giữ vai trò then chốt trong việc đảm bảo các mục tiêu lợi nhuận và đảm bảo doanh nghiệp dành được vị thế trên thị trường cũng như đảm bảo sự phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Để có thể đảm đương tốt nhất vai trò của mình, các f&b manager cần có kiến thức chuyên môn cùng với sự hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực FnB Marketing. Bên cạnh đó, họ cũng phải có những kỹ năng và phẩm chất quan trọng khác.
Tags: Cà phê hạt, cà phê nguyên chất, cà phê rang mộc, cà phê rang xay, cà phê giá sỉ, 90S Coffee