Mô hình dropship là gì? Được ví như giải pháp cho việc kinh doanh không cần vốn mà vẫn bán được hàng và có lời. Rất nổi tiếng và phổ biến nhiều nơi trên thế giới, nhưng mô hình Dropshipping có thật sự mang về lợi nhuận trong mơ như lời quảng cáo? Bất cứ mô hình kinh doanh nào cũng đều mang nhiều cơ hội lẫn ẩn chứa các nguy cơ tiềm tàng khiến bạn kinh doanh thất bại nếu thiếu hiểu biết và kinh nghiệm. Dropshipping là mô hình khá đơn giản nhưng cũng có những nguyên tắc và mặt hạn chế mà bạn phải nắm rõ trước khi thật sự thử sức với mô hình này.
Contents
Kinh doanh dropship là gì?
Kinh doanh dropship là gì? Dropship hay dropshipping theo wiki định nghĩa là một mô hình kinh doanh bỏ qua khâu vận chuyển. Hiểu nôm na thì nhà bán hàng sẽ nhập hàng giá rẻ từ bên cung cấp và bán với giá cao hơn để hưởng phần chênh lệch. Với dropship nhà bán hàng không cần trữ hàng hóa có sẵn, khi có đơn hàng phát sinh thì các khâu đóng gói, vận chuyển, giao hàng nhận tiền cho người mua sẽ do bên cung cấp chịu trách nhiệm và thực hiện.
Ví dụ: Khi bạn đăng bán một cái áo thun với giá 200.000VND trên sàn thương mại điện tử Shopee. Trong khi nhà cung cấp bạn liên kết để giá 150.000VND. Khi có đơn hàng phát sinh, nhà cung cấp sẽ chuyển đơn hàng này tới tay khách hàng và khách hàng thanh toán cho shop của bạn 200.000VND. Bạn sẽ trả lại 150.000VND cho nhà cung cấp và lợi nhuận thu về là 50.000VND chênh lệch giá.
|Xem thêm: Các mô hình kinh doanh FNB phổ biến 2022
| Xem thêm: Kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh ăn uống ai cũng phải biết
Cách kinh doanh dropshipping
Xu hướng số hóa gian hàng dẫn đầu bởi các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada đang khiến cho mô hình Dropship phát triển mạnh hơn bao giờ hết. Tuy không yêu cầu kinh nghiệm nhiều cũng như vốn đầu tư, nhưng thiếu quy trình và không nắm rõ các quy tắc thì bạn vẫn có thể gặp thất bại khi dấn thân kinh doanh theo mô hình này. Dưới đây là các bước cơ bản bạn cần nắm để biết kinh doanh dropship là gì và cần làm gì để kinh doanh dropship thành công.
Nghiên cứu xu hướng thị trường và chọn sản phẩm kinh doanh phù hợp
Hiểu nhu cầu của thị trường và biết cách khai thác các sản phẩm phù hợp sẽ quyết định 80% việc kinh doanh thành công của bạn. Khi có ý tưởng kinh doanh, bạn cần tự hỏi bản thân rằng Bạn bán hàng cho ai? Bạn bán gì? Bán hàng như thế nào? …Sau đó lên kế hoạch khảo sát người dùng để nghiên cứu tìm ra sản phẩm nào được ưa chuộng và yêu thích. Bạn có thể khảo sát bằng công cụ Google Trend hoặc truy cập vào các sàn thương mại điện tử để tìm kiếm sản phẩm nào đang là xu hướng, đang được người tiêu dùng mua nhiều. Sản phẩm thuộc thị trường ngách sẽ là gợi ý tốt với những bạn muốn khởi nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ.
Tìm nhà cung cấp
Sau khi xác định được lĩnh vực và sản phẩm muốn kinh doanh, công việc tiếp theo bạn phải làm là lựa chọn, tìm kiếm những nhà cung cấp phù hợp. Hiện tại, có rất nhiều nền tảng dropshipping giúp bạn kết nối với nhà sản xuất và nguồn hàng chất lượng và giá cả đa dạng phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Các nền tảng Dropship uy tín bạn có thể tham khảo:
- Chinabrands: Được xem là công xưởng của thế giới, nguồn hàng từ Trung Quốc luôn vô cùng đa dạng với nhiều mức giá hấp dẫn. Nền tảng Dropshipping Chinabrands tương thích với nhiều sàn thương mại điện tử lớn như eBay, AliExpress, Shopify, Lazada,…Và các công ty vận chuyển lớn là đối tác như FedEx, UPS, DHL,…khiến hàng hóa trên Dropshipping Chinabrands luôn đảm bảo giao hàng đúng hẹn.
- Dropshipper: Nổi tiếng với tính minh bạch cao và tỉ lệ hoàn trả hàng thấp, nền tảng Dropshipper.com luôn có khoảng 2 triệu sản phẩm để bạn lựa chọn. Nền tảng này hỗ trợ bạn tạo một cửa hàng thương mại điện tử với tên miền tùy chỉnh, ngoài ra bạn có thể trải nghiệm các tính năng thiết kế, tính giá, quản lý hàng nhập và đăng sản phẩm tự động do Dropshipper.com cung cấp.
- Ở Việt Nam, bạn có tìm kiếm nguồn hàng ngay trên các sàn thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee, … Bằng cách gửi tin nhắn hoặc liên hệ với các nhà cung cấp sỉ để hỏi về chính sách Dropshipping.
Tìm kiếm nền tảng bán hàng
Các kênh bán hàng hỗ trợ mô hình dropshipping rất đa dạng, khi người bán hàng dropship không cần đến trực tiếp nhà cung cấp mà toàn bộ việc mua bán, sẽ diễn ra trên internet. Điều này mang lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng có thể khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn nếu bạn không chọn được kênh bán hàng phù hợp. Hiện nay, các kênh bán hàng phù hợp với kinh doanh dropship bao gồm: Website, Facebook, nền tảng thương mại điện tử Shopee, Lazada,… Mỗi kênh đều có ưu điểm riêng mà bạn có thể lựa chọn để bắt đầu kinh doanh.
Quảng bá và bán hàng
Kinh doanh dropship bạn không cần phải nhập hàng, trữ hàng, vận chuyển hàng hóa, do đó giảm thiểu tối đa rủi ro mà bạn có thể gặp khi kinh doanh. Nhờ đó bạn sẽ có nhiều thời gian và chủ động hơn trong việc quảng bá và tìm kiếm khách hàng.
Nếu lựa chọn xây dựng website, bạn cần đầu tư hệ thống nội dung, thiết kế đầy đủ để thu hút người mua hàng. Thời điểm đầu, bạn nên tìm hiểu về các công cụ Marketing như SEO để đưa bài viết của mình lên top tìm kiếm, đầu tư vào quảng cáo cũng là một hướng đi tốt để thu hút được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Với Facebook, đây là một trường vô cùng béo bở được nhiều tổ chức, cá nhân lựa chọn để khởi nghiệp. Tuy nhiên, sự cạnh tranh trong phân khúc này là rất lớn, bạn cần đảm bảo sản phẩm của mình đủ hấp dẫn để cạnh tranh với các công ty dẫn đầu trong ngành.
| Xem thêm: Kế hoach marketing cho quán trà sữa mới mở thu hút khách hàng
Ưu nhược điểm của dropshipping
Hiểu dropship là gì nhưng không hiểu những ưu nhược điểm của mô hình này sẽ là một thiếu sót rất lớn. Thậm chí có thể khiến cho việc kinh doanh của bạn gặp nhiều khó khăn và không lường trước được những nguy cơ tiềm ẩn sau này.
Ưu điểm của dropship là gì?
Vốn thấp, ít rủi ro: Lợi thế lớn nhất khi tham gia mô hình dropship là bạn có thể bắt đầu kinh doanh mà không cần đầu tư chi phí nhập hàng, thuê kho bãi. Nhờ đó, giảm thiểu được nhiều rủi ro cũng như không cần giải quyết bài toán tồn kho như các mô hình kinh doanh truyền thống.
Dễ dàng bắt đầu: Không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm, vốn liếng, Dropshipping gần như là sân chơi dành cho tất cả mọi đối tượng muốn kinh doanh. Dropship còn giúp bạn giải quyết rất nhiều vấn đề về quản lý tồn kho, đóng gói vận chuyển, giấy tờ pháp lý, xử lý đơn hàng,… Nhờ đó bạn có thể chủ động hơn trong các khâu quảng bá và chăm sóc khách hàng, từ đó xây dựng tốt hơn mối quan hệ giữa người bán và khách hàng.
Sản phẩm lựa chọn tiềm năng hơn: Bởi vì bạn sẽ không phải mua bất kỳ sản phẩm nào bạn bán, bạn có thể cung cấp một loạt sản phẩm theo danh mục hàng hóa của nhiều nhà cung cấp khác nhau cho khách hàng tiềm năng của mình. Ngoài ra, hàng tồn là vấn đề đau đầu nhất với các nhà bán hàng, với Dropshipping bạn sẽ không còn lo lắng về vấn đề này nữa.
Hoạt động linh hoạt: Mô hình dropship rất dễ dàng vận hành, tất cả những gì bạn cần chỉ là 1 chiếc Laptop hoặc di động kết nối mạng Internet để tìm kiếm khách hàng và đặt hàng. Nhờ đó, bạn có thể chủ động làm việc ở bất kỳ đâu, bất kỳ khoảng thời gian nào bạn muốn.
Nhược điểm của dropship là gì?
Cạnh tranh khốc liệt: Không vốn, không kho bãi khiến Dropshipping chào đón rất nhiều người tham gia bao gồm cả các công ty lớn. Họ dùng mô hình Dropshipping và hạ giá xuống thấp. Điều này ép buộc các đối thủ hạ giá để có thể duy trì sức cạnh tranh và “lỗ lớn”. Đặc biệt, khi kinh doanh không có bản thỏa thuận vấn đề độc quyền với đơn vị cung cấp sản phẩm thì cũng là một loại nguy cơ. Các đối thủ đều có thể bán sản phẩm giống nhau và những người sở hữu thâm niên kinh nghiệm sẽ có tính cạnh tranh tốt hơn là người với bắt đầu với Dropshipping.
Lợi nhuận không cao: Dropshipping được nhiều người quảng cáo là dễ dàng kiếm được cả nghìn đô la. Trong khi thực tế, Dropship chỉ là mô hình kinh doanh để các công ty thử nghiệm sản phẩm mà không cần mua hàng nghìn sản phẩm đó để lưu trong kho. Vì đầu tư ít tiền nến lợi nhuận thu về cũng ít; mỗi lần bán hàng chi phí thu về sẽ được chuyển cho nhà cung cấp, số tiền còn lại bạn nhận được khá ít ỏi.
Khó kiểm soát nguồn cung: Bạn không có quyền kiểm soát quy trình lưu kho, đóng gói, giao sản phẩm khi tham gia mô hình Dropshipping. Tuy nhiên, khi có sơ suất xảy ra trong quá trình chuyển hàng hay là đóng gói khiến khách hàng không hài lòng thì người đầu tiên mà họ khiếu nại lại chính là bạn. Lúc này, bản thân sẽ cảm thấy cực kỳ bối rối vì bạn không phải là người đảm nhiệm công đoạn này. Khi mà nhà cung cấp không giải quyết vấn đề của khách hàng nhanh, khéo léo thì khả năng mất điểm rất cao và đồng nghĩa với việc bạn mất khách hàng.
Trách nhiệm pháp lý: Trong kinh doanh dropship, vấn đề pháp lý thường được xem là nhẹ nhàng nên tạo tâm lý chủ quan cho nhiều chủ gian hàng. Lưu ý nếu không phải nhà sản xuất thì không thể đảm bảo được chắc chắn 100% nguồn gốc sản phẩm đến từ đâu? Có giấy chứng nhận nguồn gốc, chất lượng hay không? Nhất là những loại thực phẩm chức năng, mỹ phẩm,… thì bạn cần tìm hiểu cụ thể hơn. Trong trường hợp nếu nhà sản xuất vi phạm thì cũng gây nên hậu quả cho chuỗi cung ứng, từ đó kéo theo bạn cũng dính vào một số vấn đề pháp lý không nên có.
Thương hiệu của người bán mờ nhạt: Tham gia mô hình Dropshipping phải nhận ra rằng mình đang bán sản phẩm cho người khác. Bạn bán cho khách hàng một sản phẩm chất lượng, khách hàng sẽ có dấu ấn về bạn nhưng mà rất ít ỏi. Thứ khách hàng quan tâm nhiều nhất vẫn là sản phẩm và thương hiệu sản phẩm. Vì thế, rất khó để bạn có thể tạo nên nhóm đối tượng khách hàng thực sự ủng hộ và đặt lòng tin nơi thương hiệu bạn tạo ra.
Trên đây là những thông tin hữu ích về Dropshipping mà chúng tôi tổng hợp được từ nhiều nguồn tư liệu uy tín. Hy vọng, bạn đã có thể hiểu dropship là gì cũng như những ưu nhược điểm và cách thức triển khai mô hình này. Dropshipping là mô hình kinh doanh “trong mơ” cho nhiều bạn trẻ mới khởi nghiệp. Tuy nhiên, cơ hội nhiều, ẩn trong nó cũng sẽ là các nguy cơ tiềm tàng mà bạn cần hiểu rõ và có phương pháp kinh doanh phù hợp để đề phòng chúng. Chúc bạn kinh doanh thành công!
Tags: Cà phê hạt, cà phê nguyên chất, cà phê rang mộc, cà phê rang xay, cà phê giá sỉ, 90S Coffee