Có Nên Kinh Doanh Cà Phê Nhượng Quyền? Kinh Nghiệm Kinh Doanh Thành Công

0
1501
Kiểm tra thời hạn hợp đồng kỹ càng.
Kiểm tra thời hạn hợp đồng kỹ càng.

Kinh doanh cà phê chưa bao giờ là ngừng “hot” mà những năm gần đây nó gần như sôi động trở lại với mô hình kinh doanh cafe nhượng quyền. Loại hình quán cafe này đang được giới trẻ trong và ngoài nước cực kỳ ưa thích và chọn lựa. Vậy cà phê nhượng quyền là gì mà khiến nhiều người lựa chọn đến vậy? Các nhà đầu tư có nên kinh doanh cà phê nhượng quyền không? Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Cà phê nhượng quyền là gì?

Cà phê nhượng quyền là hình thức người chủ quán sẽ hợp tác với bên nhượng quyền để dùng thương hiệu cafe nổi tiếng đó cho quán của mình. Chủ quán sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định để chủ thương hiệu đó hoàn tất một cửa hàng cà phê bao gồm cả trang trí, bảng hiệu, bàn ghế, quầy bar, điện đèn nước, sản phẩm kinh doanh…theo tiêu chuẩn và thương hiệu đã có sẵn.

Cà phê nhượng quyền là gì?
Cà phê nhượng quyền là gì?

Có nên kinh doanh cà phê nhượng quyền.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu cafe nổi tiếng như: Highland coffee, Milano Coffee, The Coffee House…Mỗi năm, số cửa hàng của các thương hiệu này ngày càng tăng, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp ở mọi nơi. Với những ưu và nhược điểm của mô hình được liệt kê dưới đây bạn có thể cân nhắc có nên kinh doanh cà phê nhượng quyền hay không?

Có nên kinh doanh cà phê nhượng quyền?
Có nên kinh doanh cà phê nhượng quyền?

2.1. Ưu điểm.

  • Kinh doanh cà phê nhượng quyền giúp chủ đầu tư có thể tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc trong quá trình xây dựng thương hiệu. Nó giúp chủ quán giảm thiểu được nguồn vốn đầu tư ban đầu. Vì bên nhượng quyền đã có kinh nghiệm vận hành và thi công thiết kế nên họ sẽ dễ dàng trong việc lựa chọn nội thất, trang trí cửa hàng và mua vật dụng sao cho phù hợp nhất, giúp hạn chế mua những thứ không cần thiết gây lãng phí.
  • Kinh doanh cafe nhượng quyền giúp giảm thiểu chi phí marketing, xây dựng thương hiệu, được hỗ trợ chương trình quảng cáo, tiếp thị và khuyến mãi từ chính thương hiệu nhượng quyền.
  • Thương hiệu đã có sẵn trên thị trường và được nhiều người đón nhận, thậm chí còn có những đối tượng, nhóm khách hàng riêng giúp quán không mất quá nhiều thời gian tìm kiếm khách hàng mới. Công thức pha chế cũng có sẵn, không mất thời gian nghiên cứu, tìm tòi công thức pha chế mới.
  • Mô hình này rất thích hợp với những chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm, giúp hạn chế những rủi ro không đáng có.
  • Hệ thống sổ sách kế toán, tài chính kinh doanh được thực hiện theo một chuẩn mực có sẵn giúp dễ quản lý và kiểm soát.

2.2. Nhược điểm.

  • Nếu một trong các cơ sở trong chuỗi hay thương hiệu cùng nhượng quyền gặp vấn đề, bị phốt, không làm hài lòng khách hàng hoặc làm ăn thất bại thì những cơ sở còn lại cũng sẽ bị ảnh hưởng không kém và phải chia sẻ rủi ro cùng với cơ sở đó.
  • Cơ sở nhượng quyền sẽ không chủ động, bị phụ thuộc và không phát huy được khả năng sáng tạo của bạn khi xây dựng chiến lược quảng cáo, marketing cho quán.
  • Phải cạnh tranh cùng lúc với nhiều cơ sở khác trong hệ thống nhượng quyền và các đối thủ cạnh tranh khác.

Mỗi mô hình đều có những thuận lợi và khó khăn riêng. Do đó, tùy thuộc vào khả năng, tài chính của chủ đầu tư mà quyết định có nên kinh doanh cà phê nhượng quyền hay không.

Kinh nghiệm mở quán cà phê nhượng quyền.

3.1. Tìm hiểu thị trường.

Nghiên cứu thị trường là một khâu rất quan trọng trước khi tiến hành kinh doanh bất kì một lĩnh vực nào. Kinh doanh cà phê nhượng quyền cũng không ngoại lệ. Đây là khâu quan trọng giúp đảm bảo sự an toàn trong kinh doanh lâu dài để tránh treo biển sang nhượng cửa hàng một cách đáng tiếc. Công đoạn này giúp chủ đầu tư xác định được phạm vi kinh doanh ở đâu? Đối tượng khách hàng là ai? Giá bán trung bình là bao nhiêu? Nơi đặt địa điểm nên ở vị trí nào? Bạn phải xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh của bạn để từ đó định hướng kinh doanh sao cho phù hợp giúp quá trình kinh doanh được diễn ra một cách suôn sẻ, đạt kết quả cao nhất.

Tìm hiểu thị trường trước khi kinh doanh.
Tìm hiểu thị trường trước khi kinh doanh.

Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp cửa hàng của bạn hạn chế được những cuộc cạnh tranh gay gắt của đối thủ, biết được xung quanh cửa hàng có bao nhiêu đối thủ, khách hàng ở đây cần loại cà phê gì và khả năng chi trả như thế nào để có thể dễ dàng tiếp cận. Theo kinh nghiệm của các chủ kinh doanh trước cho biết, một mặt bằng đẹp có thể quyết định đến 50% khả năng thu hồi vốn sớm cho chủ đầu tư.

3.2. Chọn thương hiệu.

Sau khi đã tìm hiểu và nắm bắt được thị trường cà phê nhượng quyền thì bạn chuyển đến một bước vô cùng quan trọng. Đó là phải tìm hiểu thương hiệu cà phê nào đang được nhiều người ưa chuộng nhất và việc quyết định chọn thương hiệu nào dựa trên các tiêu chí sau đây:

Tài chính: Bạn cần tìm hiểu và liệt kê chi phí nhượng quyền của các thương hiệu và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên trước khi tiến hành kinh doanh. Sau đó, chọn một thương hiệu phù hợp với nguồn tài chính của bạn nhất.

Hiệu quả kinh doanh: Bạn có thể đến các cửa hàng cà phê nhượng quyền để khảo sát thực tế tình hình hoạt động kinh doanh cũng như cách vận hành của mô hình đó xem có phù hợp với yêu cầu của mình và đúng như thương hiệu đó cam kết hay không để quá trình đưa ra quyết định được chính xác.

Phù hợp với văn hóa: nếu thương hiệu nhượng quyền là của nước ngoài thì bạn cần trao đổi với đại diện về trường hợp cần thiết sẽ thay đổi một vài chỗ để phù hợp với văn hóa của người Việt.

Lựa chọn thương hiệu phù hợp.
Lựa chọn thương hiệu phù hợp.

3.3. Kiểm tra bảo hộ thương hiệu.

Để tránh mất một khoản tiền lớn thì bạn cần thực hiện kiểm tra bảo hộ thương hiệu trước khi mở quán cà phê nhượng quyền. Bởi vì, tất cả các thương hiệu lớn đều được bảo hộ về mặt pháp lý. Do đó, để tránh trường hợp thương hiệu bạn có ý định kinh doanh nằm ngoài phạm vi bảo hộ của pháp luật thì bạn nên tìm hiểu kỹ càng trước khi kinh doanh.

3.4. Thời gian hợp đồng.

Thông thường, thời gian của hợp đồng nhượng quyền sẽ kéo dài trong 3 – 5 năm hoặc có thể lâu hơn tùy vào từng thương hiệu nhượng quyền. Một số chủ đầu tư lại không chú ý đến vấn đề này dẫn đến một số trường hợp quán đang làm ăn thuận lợi, phát đạt thì hết hợp đồng, làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Vì thế, bạn cần nắm rõ thời hạn hợp đồng để bố trí kế hoạch kinh doanh được phù hợp hơn, không gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cửa hàng.

Kiểm tra thời hạn hợp đồng kỹ càng.
Kiểm tra thời hạn hợp đồng kỹ càng.

3.5. Tự do sáng tạo trong việc mở quán cà phê nhượng quyền?

Khi chấp nhận kinh doanh nhượng quyền, bạn phải tuân thủ theo bí quyết, quy trình kinh doanh, công thức pha chế đồ uống, màu sắc trang trí, bảng hiệu, bàn ghế…gần như là giống mọi thứ với cơ sở chính của thương hiệu. Vì vậy, việc tự do sáng tạo để thỏa mãn niềm đam mê của mình là rất khó. Do đó, nếu bạn muốn tạo ra những món nước mới lạ, độc đáo thì bạn cần được bên chủ thương hiệu chấp nhận và ghi rõ ràng vào hợp đồng khi chuyển nhượng. Hoặc bạn nên lựa chọn mô hình kinh doanh truyền thống để thỏa mãn niềm đam mê sáng tạo của mình.

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích để bạn ra quyết định có nên kinh doanh cà phê nhượng quyền hay không, quy trình lựa chọn thương hiệu và kinh doanh mô hình này. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm cơ hội kinh doanh thành công.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here