CMO là gì? Vai trò và trách nhiệm trong doanh nghiệp của cmo là gì?

0
1871
Vai trò của một CMO là gì?
Vai trò của một CMO là gì?

CMO là gì? Vai trò và trách nhiệm trong doanh nghiệp của cmo là gì? Nhiều bạn làm trong lĩnh vực Marketing hay các công ty có bộ phận marketing chắc không xa lạ gì với chức danh CMO này. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về các vai trò, trách nhiệm của một CMO trong doanh nghiệp là gì. Quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết nhé!

CMO là gì? Vai trò và trách nhiệm trong doanh nghiệp của cmo là gì?
CMO là gì? Vai trò và trách nhiệm trong doanh nghiệp của cmo là gì?

Cmo là gì?

CMO là viết tắt của cụm từ Chief Marketing Officer – một thuật ngữ lập ra để mô tả chức danh của Giám đốc marketing. Thuộc nhóm quản lý cấp cao trong một doanh nghiệp, CMO được xem như vị đạo diễn tài ba đứng sau sự tăng trưởng của doanh nghiệp thông qua những chiến dịch marketing. Chịu trách nhiệm chính cho việc xây dựng các chiến dịch Marketing và báo cáo trực tiếp cho giám đốc điều hành, CMO được đánh giá rất cao trong các doanh nghiệp hiện đại.

Một CMO giỏi là người không chỉ nhìn thấu những xu hướng phát triển của thị trường, mà họ còn phải xác lập được hướng phát triển bền vững cho công ty. Họ đảm nhận nhiệm vụ quản lý và mảng Marketing, tùy thuộc vào doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh mà các công việc của CMO sẽ khác đi. Tuy nhiên, các công việc cơ bản sẽ là:

  • Xây dựng chiến lược và lên kế hoạch thực hiện các hoạt động Marketing cho doanh nghiệp.
  • Giám sát sự phát triển và bố trí các yếu tố sáng tạo giúp định vị công ty trên thị trường.
  • Nghiên cứu, đánh giá thị trường và vị thế của công ty trên thị trường.
  • Phát triển chiến lược để đưa doanh nghiệp thuận lợi khẳng định vị thế trên thị trường trong tương lai và thực hiện chiến lược đó.
  • Tham mưu cho ban Giám đốc về các kế hoạch truyền thông phát triển thương hiệu.
  • Giám sát hoặc cộng tác với bộ phận bán hàng để truyền tải những hiểu biết sâu sắc về tiếp thị thành bán hàng.
  • Chỉ đạo các nỗ lực quan hệ công chúng của công ty hoặc phối hợp với các nhóm quan hệ công chúng bên trong và bên ngoài để truyền tải thông điệp từ thương hiệu.
  • Đào tạo nhân sự
Vai trò của một CMO là gì?
Vai trò của một CMO là gì?

|Xem thêm: Các mô hình kinh doanh FNB phổ biến 2022

| Xem thêm: Kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh ăn uống ai cũng phải biết 

Những vai trò của một CMO là gì?

Xây dựng khẳng định thương hiệu doanh nghiệp

Xây dựng thương hiệu là cách giúp khách hàng nhận biết thương hiệu của bạn trong hàng trăm đối thủ đang cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy đây là nhiệm vụ sống còn để giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và phát triển vững mạnh. Chịu trách nhiệm về mảng marketing, quản trị và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp là cam kết và nhiệm vụ chính của một CMO.

Thương hiệu chính là danh tiếng, tiếng tăm mà doanh nghiệp của bạn đã tạo dựng được từ việc kinh doanh. Một thương hiệu mạnh sẽ góp phần thu hút sự chú ý của người tiêu dùng cũng như làm tăng lòng trung thành của họ, tạo dựng tài sản thương hiệu cho công ty. Khi thương hiệu lớn mạnh, sự tín nhiệm và mức độ thân thuộc với khách hàng của thương hiệu đó cũng sẽ tăng theo. Ngoài ra, thương hiệu càng phát triển bền vững thì giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán càng cao, doanh nghiệp càng thu hút nhiều nhà đầu tư hơn.

Nắm bắt các xu hướng Marketing mới

Những vai trò của một cmo là gì? Với cương vị là người phụ trách mảng Marketing cho một doanh nghiệp, nắm bắt các xu hướng Marketing mới gần như là một nhiệm vụ bắt buộc. Có hàng trăm xu hướng kinh doanh, tiếp thị khách hàng mới nổi lên hằng tháng, hằng năm; nếu không nắm bắt và chọn lọc áp dụng phù hợp doanh nghiệp của bạn rất có thể bị tụt lại so với đối thủ của mình. Một CMO nhạy bén với thời thế và biết nắm bắt xu hướng marketing mới sẽ là đòn bẩy đưa doanh nghiệp tiến xa hơn.

Đánh giá hiệu quả Marketing của doanh nghiệp
Đánh giá hiệu quả Marketing của doanh nghiệp

Đánh giá hiệu quả Marketing của doanh nghiệp

Đánh giá hiệu quả của các chiến dịch Marketing triển khai trong tháng để báo cáo và đề xuất với giám đốc điều hành là một công việc thường trực của CMO. Các doanh nghiệp thường đo lường hiệu quả marketing của mình dựa trên các con số cụ thể như doanh số, doanh thu bán hàng, KPI, …Việc đánh giá hiệu quả các chiến dịch Marketing cần được xây dựng một cách chi tiết, rõ ràng trước khi các doanh nghiệp bắt đầu chiến dịch Marketing sao cho chiến dịch đem lại hiệu quả thành công nhất.

Khả năng tạo dựng môi trường văn hoá hợp tác

Là người quản lý và kết nối các team trong bộ phận marketing, kỹ năng làm việc nhóm và khả năng lãnh đạo rất quan trọng với mọi CMO. Tìm kiếm những tài năng và phát triển những nhân tài để họ phát huy những tiềm năng của mình cũng là một nhiệm vụ của vị trí này. Một CMO giỏi sẽ biết cách xây dựng môi trường và khơi gợi nguồn ý tưởng tươi mới trong hoạt động marketing.

Ngoài ra, việc tạo dựng một văn hóa hợp tác, nơi mà mọi người đều được lắng nghe, đều có tiếng nói cũng hết sức quan trọng. Thông qua các hoạt động nội bộ, các vấn đề có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc độ mới, đồng thời cũng dẫn đến những giải pháp hiệu quả không ngờ kích thích những ý tưởng, những vấn đề, xóa tan khoảng cách của những vách ngăn bàn làm việc đang bị gò bó.

CMO là người đứng trên cương vị khách hàng để thấu hiểu
CMO là người đứng trên cương vị khách hàng để thấu hiểu

CMO là người đứng trên cương vị khách hàng để thấu hiểu

Công việc của người làm Marketing không phải là bán sản phẩm hay dịch vụ, mà là thấu hiểu tâm lý khách hàng và tìm kiếm giải pháp giúp họ thông qua các sản phẩm/dịch vụ công ty cung cấp. Có thể bạn không biết, nhưng CMO còn có một vai trò là người đại diện cho tiếng nói của khách hàng. Bằng các công cụ phân tích dữ liệu và chỉ số hài lòng, trải nghiệm của khách hàng; những nguyện vọng, nhu cầu thầm kín của khách hàng sẽ được CMO kết nối với mục tiêu, định hướng kinh doanh của công ty. Từ đó tạo ra nhiều trải nghiệm, sản phẩm/dịch vụ có hình thức đáp ứng nhu cầu khách hàng phù hợp nhất.

| Xem thêm: Kế hoach marketing cho quán trà sữa mới mở thu hút khách hàng 

CMO và CCO khác nhau như thế nào

CMO là Giám đốc Marketing, còn CCO là gọi tắt của chức vị Giám đốc kinh doanh. Vì tính chất công việc và hoạt động có nhiều nét tương đồng nên còn khá nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Trong các mô hình công ty nhỏ, giám đốc kinh doanh có thể đảm nhiệm luôn vị trí giám đốc marketing và ngược lại. Tuy nhiên, khi ở trong một môi trường công ty lớn có sự đầu tư bài bản về định hướng thương hiệu thì 2 vị trí này hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau.

Vai trò của CMO liên quan đến việc phát triển sản phẩm, truyền thông tiếp thị, nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, phát triển kênh phân phối, quan hệ công chúng, lên chiến lược và kế hoạch marketing cho doanh nghiệp. Trong khi, nhiệm vụ của giám đốc kinh doanh là điều hành mọi hoạt động tiêu thụ sản phẩm, vận hành guồng máy liên quan đến khách hàng theo chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

CMO và CCO khác nhau như thế nào
CMO và CCO khác nhau như thế nào

Cả CCO và CMO đều có nghĩa vụ biến khách hàng tiềm năng thành người mua hàng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chức năng của hai vị trí lại không giống nhau. CMO phụ trách thực hiện các hoạt động tiếp cận, định vị thương hiệu, tiếp thị sản phẩm tới đối tượng khách hàng tiềm năng. Còn nhiệm vụ của CCO chủ yếu tập trung vào khách hàng, cung cấp và tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ, dựa trên cơ sở nền tảng do CMO mang lại.

Những kỹ năng cần có để thành CMO chuyên nghiệp

CMO đóng vai trò nòng cốt trong các doanh nghiệp, cung cấp nền tảng cho nhiều bộ phận vận hành; nên áp lực công việc và trách nhiệm phải gánh của vị trí này rất nặng nề. Vì thế, để trở thành một CMO chuyên nghiệp, thành công bạn phải là người thành thạo những kỹ năng sau:

  • Kỹ năng quản lý, bao gồm tuyển dụng, đào tạo, lên lịch và giám sát các thành viên của bộ phận tiếp thị
  • Khả năng lãnh đạo, bao gồm khả năng đoàn kết các thành viên trong nhóm về một tầm nhìn chung
  • Các kỹ năng quản trị kinh doanh, bao gồm lập kế hoạch chiến lược, điều phối dự án, lập ngân sách và kỹ năng hoạch định nguồn lực cũng như kiến thức về luật, quy định và đạo đức hiện hành.
  • Các kỹ năng ra quyết định, bao gồm khả năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện cũng như khả năng đưa ra các lựa chọn dựa trên dữ liệu hỗ trợ lợi nhuận của công ty.
  • Kỹ năng giao tiếp, bao gồm giao tiếp bằng văn bản và bằng lời nói cũng như kỹ năng trình bày.
  • Năng lực công nghệ, bao gồm kinh nghiệm với cơ sở dữ liệu, nền tảng truyền thông xã hội, hệ thống quản lý nội dung và các loại phần mềm tiếp thị kỹ thuật số khác.
  • Các kỹ năng mềm như sự nhanh nhẹn, khả năng thích ứng và tính linh hoạt để bắt kịp với bối cảnh thị trường luôn thay đổi.
Những kỹ năng cần có để thành CMO chuyên nghiệp
Những kỹ năng cần có để thành CMO chuyên nghiệp
  • Phân tích dữ liệu, bao gồm đo lường các chỉ số hiệu suất chính và sử dụng dữ liệu để thúc đẩy các sáng kiến chiến lược.
  • Chiến lược tiếp thị và thực hiện chiến lược, bao gồm quản lý chiến dịch tiếp thị, tiếp thị trong và ngoài nước, tiếp thị truyền thông xã hội, tiếp thị qua công cụ tìm kiếm, tiếp thị qua email, tiếp thị sự kiện và các chiến thuật khác.
  • Tiếp thị nội dung, bao gồm quản lý nội dung và lập kế hoạch sản xuất cho tài liệu in và kỹ thuật số.
  • Quản lý thương hiệu, bao gồm xây dựng và duy trì bản sắc thương hiệu được xác định rõ ràng cho công ty và các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.
  • Kiến thức chuyên môn trong ngành, bao gồm sự hiểu biết về chu kỳ bán hàng, nhu cầu tiếp thị B2B hoặc B2C và xu hướng thị trường trong ngành.
  • Nghiên cứu thị trường, bao gồm phân tích đối thủ cạnh tranh và phát triển tính cách người mua.
  • Thiết kế, bao gồm nhiếp ảnh, thiết kế đồ họa, tạo kiểu và con mắt biên tập để đảm bảo tất cả hình ảnh đều phù hợp với thương hiệu.
  • Các hoạt động tiếp thị liền kề, bao gồm quảng cáo, quan hệ công chúng, quản lý khủng hoảng, phát triển kinh doanh và bán hàng.

|Xem thêm: Ý tưởng marketing cho quán bar bắt kịp xu thế  

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích giúp bạn đọc hiểu hơn về CMO là gì và nhiệm vụ trong doanh nghiệp của cmo là gì. Nghề Marketing là một nghề nhiều thách thức nhưng cũng đầy vinh quang. CMO như vị thuyền trưởng lèo lái thương hiệu qua nhiều thử thách và cạm bẫy nguy hiểm. Năng lực lãnh đạo, sự nhạy bén, nắm bắt thị trường, tâm lý hiểu khách hàng… là chìa khóa vàng giúp các CMO hoàn thành nhiệm vụ và đưa doanh nghiệp tới đỉnh vinh quang.

Tags: Cà phê hạtcà phê nguyên chấtcà phê rang mộccà phê rang xaycà phê giá sỉ90S Coffee

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here