Brand marketing là gì? Cách xây dựng chiến lược Brand marketing hiệu quả

0
1965
brand marketing là gì

Brand marketing là gì? Là khuynh hướng dẫn đầu của xu thế, bằng luận điểm “thương hiệu chính là đỉnh cao của sản phẩm”. Vì thế, ngày càng nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm hơn tới Brand marketing là gì? Cách triển khai Brand marketing như thế nào? Để tìm ra lời giải đáp cho những câu hỏi đó, hãy cùng Fnbmarketing theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Brand marketing là gì?

Trước đây marketing chỉ chú ý đến sản phẩm, với chiến lược xoay quanh khái niệm vòng đời sản phẩm là trọng yếu. Tuy nhiên, vào những thập kỷ sau cùng của thế kỷ 20, các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng đã đi tiên phong trong Brand marketing và lấy thương hiệu làm trung tâm của chiến lược marketing cũng như quản trị doanh nghiệp. Sự lớn mạnh và phủ thị trường nhanh chóng của các tập đoàn này đã mở ra một thời kỳ mới cho Brand Marketing.

Brand marketing là gì
Brand marketing là gì

Vậy Brand marketing là gì? Brand marketing là chiến lược tập trung vào xây dựng thương hiệu, nhiệm vụ chính yếu của Brand marketing là làm sao để ngày càng nhiều người dùng mục tiêu biết đến và yêu thích thương hiệu, từ đó mua và sử dụng thường xuyên hơn, với giá trị cao hơn. Hiểu theo cách này, bạn sẽ thấy Brand marketing phụ trách việc lên ý tưởng, tạo ra các chiến lược truyền thông, những video clip quảng cáo phát  trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng các chương trình khuyến mãi. Thực hiện các hoạt động digital, định vị thương hiệu, tạo ra logo, slogan, … nhằm thu hút sự chú ý tối đa và tình cảm của của người tiêu dùng với sản phẩm cũng như nhãn hàng đó.

>> Xem thêm: Inbound Marketing là gì? Thế mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Brand marketing gồm những nội dung gì?

Doanh nghiệp lớn thường tập trung phát triển Brand marketing theo từng dòng sản phẩm. Còn các doanh nghiệp nhỏ thì lựa chọn hướng đi ít chi phí và quy mô hơn khi lồng ghép giữa thương hiệu doanh nghiệp với thương hiệu sản phẩm. Tuy nhiên, dù là chiến dịch lớn hay nhỏ thì Brand marketing luôn bao gồm những nội dung chính như sau:

Brand marketing là gì? Bao gồm những nội dung gì?
Brand marketing là gì? Bao gồm những nội dung gì?

Xác định khách hàng tiềm năng

Xác định và phác họa chân dung khách hàng tiềm năng là bước triển khai đầu tiên của bất kỳ chiến dịch marketing nào. Để làm hài lòng được đại đa phần các người có khả năng mua hàng của mình thì ngoài việc nghiên cứu thị trường, thì bạn phải cần xác định được đối tượng khách hàng của mình là ai trước khi bắt đầu một chiến dịch. Xác định khách hàng mục tiêu còn giúp các doanh nghiệp tránh phung phí thời gian gây ấn tượng với những người không có năng lực, nhu cầu mua hàng.

Để làm tốt hoạt động này, bạn cần nắm vững những kiến thức như:

  • Thấu hiểu Người tiêu dùng: Bạn nên nắm rõ nhân khẩu học, thái độ hay hành vi, lối sống, thói quen tiêu dùng ngành hàng, thói quen tiếp cận truyền thông, động cơ và rào cản của sự lựa chọn của đối tượng khách hàng tiếp cận tiềm năng.
  • Phân khúc Thị trường: Các tiêu chí như nhân khẩu học, thái độ, hành vi, nhu cầu và tâm lý tính cách của phần Thấu hiểu người tiêu dùng sẽ giúp bạn xác định được nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu có giá trị nhất đối với thương hiệu. Từ bạn có thể đào sâu hơn vào nghiên cứu và nhu cầu của nhóm người tiêu dùng này.
  • Tìm kiếm Insight khách hàng: Insight là nhu cầu thầm kín, sâu sắc, ẩn giấu tận cùng trong suy nghĩ của người tiêu dùng, mà khi chạm được vào đó, chúng ta có thể khiến họ thay đổi suy nghĩ và hành động theo cách mà thương hiệu mong muốn.
Cách xây dựng chiến lược Brand marketing là gì
Cách xây dựng chiến lược Brand marketing là gì

>> Xem thêm: Khách hàng tiềm năng và quy trình tiếp cận khách hàng hiệu quả trong kinh doanh

Xây dựng chiến lược brand marketing

Để hạn chế tình trạng chiến lược marketing đi sai mục tiêu hoặc không thu được kết quả như mong đợi; các doanh nghiệp nên xây dựng một chiến lược Brand marketing làm kim chỉ nam cho những chiến dịch marketing tiếp theo. Một chiến dịch Brand marketing bài bản sẽ giúp các chiến dịch khác luôn tiếp cận đúng đối tượng khách hàng, hỗ trợ lẫn nhau và đẩy mạnh sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Xây dựng chiến lược Brand marketing bao gồm những nội dung chính sau:

  • Định vị Thương hiệu: Định vị thương hiệu là giá trị cốt lõi trong chiến lược Brand marketing. Để làm được điều này bạn cần phải hiểu rõ: Thương hiệu sẽ tiếp thị đến ai? Dựa trên insight là gì? Với những lợi ích và khác biệt ý nghĩa nào? Tại sao khách hàng phải tin và chọn chúng ta? Thách thức của thương hiệu là gì? Câu chuyện thương hiệu?
  • Danh mục Thương hiệu: Danh mục thương hiệu nên được tạo dựa trên tính đa dạng hóa của sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp khi họ sở hữu 1 hoặc nhiều thương hiệu con khác nhau. Tạo ra danh mục thương hiệu để xác định rõ ranh giới nhất định cho thương hiệu đó vì các thương hiệu con không thể đáp ứng nhu cầu của tất cả các phân khúc thị trường khác nhau. Ưu điểm của việc có danh mục thương hiệu là có thể quản lý bằng cách theo dõi toàn bộ các thương hiệu nói chung và đóng khung các chính sách với tầm nhìn rộng hơn. Ngoài ra, các tài nguyên có thể được phân bổ cho thương hiệu cần chúng nhất.
  • Đặt mục tiêu Thương hiệu: Bất cứ hoạt động nào cũng cần phải có mục tiêu cụ thể, rõ ràng, phù hợp với bối cảnh thị trường và giai đoạn phát triển của thương hiệu. Mục tiêu thương hiệu sẽ là kim chỉ nam giúp đặt ra trọng tâm cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau này, hạn chế những “lạc lối” khi quay cuồng tranh đấu cùng đối thủ.

>>Xem thêm: Kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh ăn uống ai cũng phải biết 

Triển khai chiến lược brand marketing

Sau khi tìm hiểu Brand marketing là gì và xây dựng chiến lược Brand Marketing, việc tiếp theo doanh nghiệp cần làm là triển khai chiến lược và thẩm định hiệu quả của chiến dịch marketing này. Các doanh nghiệp thường thực hiện chiến lược Brand Marketing theo những hướng khác nhau, nhưng chủ yếu xoay quanh 3 hướng chính là: phát triển sản phẩm, quảng cáo truyền thông và tạo hiệu quả thương hiệu.

Triển khai chiến lược brand marketing như thế nào
Triển khai chiến lược brand marketing như thế nào
  • Phát triển sản phẩm: Các doanh nghiệp muốn tăng trưởng và phát triển vững mạnh thì việc liên tục phát triển sản phẩm, tạo ra các sản phẩm mới gần như là bắt buộc. Những sản phẩm mới được đầu tư nghiên cứu để ra đời sẽ kích thích tính tò mò và nhu cầu của người dùng. Đồng thời, phải luôn cải tiến sản phẩm dù là bao bì, công thức, thông số kỹ thuật, … và cần được đầu tư thay đổi, hoàn thiện hơn mỗi năm.
  • Quảng cáo truyền thông: Nhiệm vụ của quảng cáo truyền thông là đưa thông điệp thông tin sản phẩm đến gần với người tiêu dùng hơn. Doanh nghiệp nên ứng dụng social media như một công cụ để quảng bá, xây dựng thương hiệu một cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm được chi phí nhất. Kết quả của truyền thông chính là tạo được độ nhận biết thương hiệu, thấu hiểu thông điệp, kích thích nhu cầu, gia tăng sự yêu thích, thúc đẩy hành vi mua,…
  • Tạo hiệu quả thương hiệu: Doanh nghiệp cần có sự nhuần nhuyễn trong truyền thông quảng cáo để tạo ra một chiến dịch Brand marketing toàn diện, tối ưu trải nghiệm, khả năng tiếp cận và ngân sách.

Để hoàn thành tốt 3 nhiệm vụ trên, các doanh nghiệp cần phân tích thị trường kỹ lưỡng, thấu hiểu tâm lý khách hàng, nắm bắt xu hướng tiêu dùng trên thị trường, điều hướng tích cực quá trình sản xuất kinh doanh, phân bổ nguồn lực hợp lý,… vận dụng mọi nỗ lực cần thiết cho việc thực hiện hiệu quả chiến lược Brand marketing.

>> Xem thêm: Các mô hình kinh doanh FNB phổ biến 2022

Đo lường kết quả chiến lược brand marketing

Đo lường kết quả chiến lược Marketing có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh nguồn lực và quy trình triển khai chiến lược sao cho phù hợp với tình hình thực tại. Các chỉ số đo lường sẽ giúp doanh nghiệp biết được gốc rễ của vấn đề xảy ra ở đâu, như thế nào, và cần hành động gì tiếp theo.

Hoạt động kiểm định kết quả của chiến lược marketing nên được diễn ra thường xuyên tại mọi thời điểm của quy trình triển khai chiến lược, nhằm phát hiện sai lệch kịp thời cũng như sự không tương thích của chiến lược với hoàn cảnh thực tế. Nếu thiếu công đoạn kiểm định chất lượng và sự điều chỉnh kịp thời, chiến lược Brand Marketing có thể sẽ bị trượt khỏi tiến trình mục tiêu đề ra trước đó.

Sự khác biệt giữa Brand marketing và Trade marketing
Sự khác biệt giữa Brand marketing và Trade marketing

| Xem thêm: Kế hoach marketing cho quán trà sữa mới mở thu hút khách hàng 

Sự khác biệt giữa Brand marketing và Trade marketing

Brand marketing là các kế hoạch marketing tập trung cho việc củng cố sự tin tưởng và xây dựng nền móng vững mạnh cho thương hiệu. Còn Trade marketing được hiểu là các hoạt động tiếp thị hỗ trợ trực tiếp cho công việc kinh doanh. Trong thực tế hai hình thức marketing này đều là những hoạt động tương hỗ nhau thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp nhưng cũng có sự khác biệt nhất định:

  • Brand marketing tiếp cận gián tiếp qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Trade marketing tiếp xúc trực tiếp và hỗ trợ theo nhu cầu.
  • Brand marketing gieo thông tin vào đầu khách hàng củng cố sự tin tưởng. Trade marketing đáp ứng khách hàng.
  • Brand marketing kéo khách hàng đến với công ty. Trade marketing gián tiếp đẩy hàng hóa đến với khách hàng.
  • Brand marketing nói về những giá trị lâu dài. Trade marketing đề cập về giá trị tức thời.
  • Brand marketing là lính không quân. Trade marketing là lính biệt kích. Mục đích chính là khách hàng.

Lời kết

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về những điều cơ bản xoay quanh câu hỏi Brand marketing là gì? Cách xây dựng chiến lược Brand marketing hiệu quả. Hy vọng bài viết trên đây sẽ là thông tin hữu ích dành cho các bạn đọc. Ngoài các kiến thức về Brand marketing là gì, các bạn có thể tham khảo những thông tin hữu ích khác về Marketing và lĩnh vực F&B trên trang web của chúng tôi.

Bạn có thể tham khảo:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here